36 Tôn Thất Thiệp

36 Tôn Thất Thiệp

Gồm các công tác khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch chi tiết, phương án thiết kế cho toàn bộ dự án cải tạo văn phòng. Xây dựng dự toán sơ bộ và lập bảng khối lượng chi tiết. Đảm bảo định hướng thiết kế đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của khách hàng.

Gồm các công tác khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch chi tiết, phương án thiết kế cho toàn bộ dự án cải tạo văn phòng. Xây dựng dự toán sơ bộ và lập bảng khối lượng chi tiết. Đảm bảo định hướng thiết kế đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của khách hàng.

Tại sao phòng ngủ phong cách Nhật Bản lại được nhiều người ưa thích?

Phòng phong cách Nhật Bản được yêu thích bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính dưới đây:

Phòng ngủ sang trọng kiểu Nhật Bản

Màu nâu trầm ấm kết hợp với màu ghi đậm của bức tường đầu giường mang lại vẻ đẹp sang trọng cho phòng ngủ. Yếu tố ánh sáng được chú trọng, có sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và hệ thống đèn chiếu sáng, nhờ vậy mà chúng góp phần tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn cho phòng ngủ.

Vẫn là chất liệu gỗ được ưu tiên sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu năm. Bên cạnh đó, phòng ngủ có sử dụng đèn trần để trang trí, làm tăng thêm sức hút cho không gian.

Ưu tiên sử dụng nội thất là vật liệu có nguồn gốc tự nhiên

Các loại vật liệu như gỗ, nứa, mây, tre….được ưu tiên sử dụng trong phòng ngủ của người Nhật. Những vật liệu này mang đến nét đẹp giản dị, mộc mạc cho không gian, thể hiện lối sống hòa mình với thiên nhiên, là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Nhật.

Tranh treo tường nhiều ý nghĩa

Người Nhật thường sử dụng các bức tranh mang đậm đặc trưng của đất nước này để trang trí phòng ngủ. Những bức tranh như được thu nhỏ thể hiện từng khía cạnh nhỏ của văn hóa Nhật Bản. Một số chủ đề tranh treo tường thường sử dụng là ký tự cổ xưa, hình ảnh người dân mặc lễ phục Kimono,...

Trang trí phòng ngủ kiểu Nhật với những chiếc đèn lồng

Lồng đèn được coi là một trong những vật trang trí phổ biến nhất ở các phòng ngủ kiểu Nhật. Bạn có thể lựa chọn loại đèn lồng có kích thước phù hợp với không gian. Tuy nhiên, hãy lựa chọn loại đèn lồng có chất liệu tre nứa và có màu sắc trung tính để trang trí.

Nếu lựa chọn phòng ngủ tông màu trắng thì bạn nên lựa chọn những loại đèn lồng màu trắng. Chúng sẽ làm nổi bật tông màu trắng khắp phòng và cũng sẽ giúp phòng của bạn tươi sáng hơn.

Đèn lồng được người Nhật sử dụng trang trí trong phòng ngủ vì chúng sẽ giúp căn phòng rộng rãi và thoáng hơn. Đèn lồng cũng giúp căn phòng ngủ trông vintage và độc đáo hơn nhiều nhưng vẫn đậm chất phong cách Nhật Bản.

Ý tưởng thiết kế, trang trí nội thất phòng ngủ kiểu Nhật là một ý tưởng tuyệt vời cho việc tạo ra một phòng ngủ đẹp mắt, hài hòa và yên tĩnh. Phòng ngủ được bố trí khoa học, gọn gàng, hòa hợp với thiên nhiên sẽ giúp cho bạn có những giấc ngủ sâu hơn và thư giãn hoàn toàn sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi.

Hy vọng với những mẫu thiết kế phòng ngủ kiểu Nhật mà Meon chia sẻ, bạn đã có cho mình một lựa chọn thiết kế phòng ngủ phong cách Nhật phù hợp với bạn.

"Cánh thiệp đầu xuân" là một ca khúc nhạc vàng viết về mùa xuân do hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Lê Dinh đồng sáng tác. Đây là một trong những ca khúc xuân bất hủ và nổi tiếng từ thập niên 1960 cho đến bây giờ.

Theo lời kể của nhạc sĩ Lê Dinh, vào buổi trưa một ngày tháng 11 năm 1963, nhạc sĩ Minh Kỳ đến nhà ông ở cư xá Chu Mạnh Trinh (Phú Nhuận) để đưa bản thảo của một bài nhạc và nhờ ông viết lời và đặt tựa giúp, nói là phải có trong ngày mai[1]. Lê Dinh đã thức khuya để hoàn thành lời cho bài hát, và đặt tựa cho bài là Cánh thiệp đầu xuân.

Sau khi ca khúc Cánh thiệp đầu xuân được trình bày vài lần trên đài phát thanh, ông Lê Mộng Bảo, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam đã tìm đến hai nhạc sĩ để hỏi mua bản quyền xuất bản vĩnh viễn[1]. Bài hát sau đó đã được tái bản nhiều lần.

Bài hát Cánh thiệp đầu xuân được thể hiện lần đầu tiên bởi nữ ca sĩ Lệ Thanh. Trước năm 1975, ca khúc này cũng đã được thu âm và trình bày bởi nữ ca sĩ Xuân Thu (trong album Jo Marcel 21 - Xuân nhạc 1971), Thanh Thúy (Shotguns Xuân 72 - băng nhạc Nguồn sống) và Giao Linh (Nhật Trường 10: Gửi gió cho mây ngàn bay).

Sau năm 1975, ở hải ngoại, ca khúc Cánh thiệp đầu xuân đã được trình bày bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ như Ngọc Lan (Xuân đi lễ chùa - 1988), Ngọc Minh (Dạ vũ xuân - 1991), Tuấn Vũ (Xuân 92 - 1992), Hương Lan (Dạ vũ mừng xuân - 1994) và Như Quỳnh (Mùa xuân với quê hương - 1998). Thanh Thúy cũng đã tái hiện ca khúc này trong album Anh cho em mùa xuân được phát hành năm 1985.

Nhiều ca sĩ trong nước cũng đã trình diễn bài hát này trên sân khấu như Cẩm Ly, Phương Anh, Dương Hồng Loan.

Vào tháng 3 năm 2017, Cánh thiệp đầu xuân và 4 ca khúc nhạc vàng khác là Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (được chú thích là của Diên An, nhưng chính xác là của Anh Thy[2]) và Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương) bị Cục nghệ thuật và biểu diễn Việt Nam cấm lưu hành với lý do lời hát không đúng với bản gốc[3][4].

Theo lời của ông Bảo Thương, con trai nhạc sĩ Minh Kỳ, sau năm 1975, cũng có thời gian bài hát Cánh thiệp đầu xuân không được phép lưu hành, vì có lẽ ca khúc có đoạn “để người anh lính chiến quay về gia đình tìm vui bên lửa ấm”[5]. Tới khi ca khúc được cấp phép trở lại, đoạn “để người anh lính chiến...” được đổi thành “để người anh yêu dấu...” để dễ được cấp phép trình diễn hơn[5].

Tuy nhiên, vào tháng 4 cùng năm, quyết định dừng lưu hành 5 ca khúc trên đã được thu hồi, chính thức cho phép biểu diễn trở lại[6][7][8].

Thêm bài hát vào playlist thành công

Sự tối giản và tiện nghi trong phòng ngủ kiểu Nhật

Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á có mức sống đắt đỏ, mật độ dân số cao, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Tokyo, Osaka,... Chính vì vậy mà thiết kế nhà tại đất nước mặt trời mọc, đặc biệt là phòng ngủ thường được bố trí gọn gàng, tinh giản, tận dụng tối đa mọi khoảng trống.

Trong quan niệm của người dân Nhật Bản, phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi, vì thế không gian này không cần có quá nhiều đồ đạc, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Thay vào đó, thiết kế phòng ngủ ưu tiên sự đơn giản, tiện lợi, đồng điệu và các giá trị cảm nhận. Ngoài ra, người Nhật còn cho rằng nhà ở cũng như một sinh vật sống, nếu những vật dụng trong nhà đạt được sự hài hoà thì gia chủ có thể được bảo vệ khỏi khó khăn, bệnh tật.

Mẫu phòng ngủ truyền thống kiểu Nhật Bản

Trong mẫu phòng ngủ này, gia chủ sử dụng nệm mỏng để trải và nằm ngủ. Không gian được tinh giản đến mức tối đa, không có những đồ vật dư thừa. Màu vàng nhẹ nhàng được chọn làm màu chủ đạo, giúp cho phòng ngủ thêm ấm áp và yên bình hơn.

Chiếu tatami được trải khắp toàn bộ sàn phòng ngủ để đảm bảo vệ sinh, giúp chủ nhân có thể hoạt động một cách thuận tiện.

Không gian sống xanh trong phòng ngủ kiểu Nhật

Người Nhật thường ưa chuộng không gian sống chan hoà với thiên nhiên, thoáng mát, đan xen cây xanh và nguồn nước vào tổ ấm của mình. Đặc biệt, ánh sáng tự nhiên cũng được tận dụng như một cách để tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhằm tối ưu nguồn sáng từ mặt trời, những ô cửa sổ lớn rất hay được sử dụng trong phòng ngủ kiểu Nhật.

Ngoài ra, cửa sổ kính và rèm lụa màu trắng cũng được yêu thích bởi khả năng phản chiếu ánh sáng vào phòng. Tất cả khiến không gian bên ngoài trở nên hài hoà với nội thất bên trong của căn phòng.

Dù không sở hữu tài nguyên tự nhiên đa dạng nhưng Nhật Bản lại là quốc gia có rất nhiều tre, nứa, tuyết tùng,... Từ xa xưa, người Nhật đã sử dụng thân của các loại cây này để làm nhà, thiết kế nội thất cũng như tạo ra những đồ thủ công mỹ nghệ đầy tinh xảo. Các loại vật dụng làm từ nguyên liệu thiên nhiên không chỉ mang đến cho vẻ mộc mạc, giản dị cho không gian mà còn thể hiện lối sống thân thiện với môi trường.