Bằng Cấp 2 Dùng Để Làm Gì

Bằng Cấp 2 Dùng Để Làm Gì

Nhiều người hỏi chúng tôi rằng bằng tốt nghiệp cấp 2 để làm gì, có quan trọng không , ảnh hưởng như thế nào cho việc tốt nghiệp cấp 3 và thi vào các trường đại học , cao đẳng , trung cấp trong cả nước . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.

Nhiều người hỏi chúng tôi rằng bằng tốt nghiệp cấp 2 để làm gì, có quan trọng không , ảnh hưởng như thế nào cho việc tốt nghiệp cấp 3 và thi vào các trường đại học , cao đẳng , trung cấp trong cả nước . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.

Mẫu giấy xác nhận độc thân và cách điền

Được ban hành kèm phụ lục Thông tư 04/2020/TT-BTP, mẫu giấy xác nhận độc thân sẽ gồm các nội dung như sau:

......................................

......................................(1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

........, ngày…...tháng…….năm…....

GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

..........................................................................(2)

Xét đề nghị của ông/bà: (3) ………………………..

về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho (4)……………………………

Họ, chữ đệm, tên: …………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………

Giới tính: ................Dân tộc: ..............................Quốc tịch:

Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………

Nơi cư trú: ………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Tình trạng hôn nhân: …………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

Giấy này được sử dụng để:……………………………………………..

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

(1) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (ghi đủ các cấp hành chính).

(2) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. (Ví dụ: Uỷ ban nhân dân phường Mai Động).

(3) Ghi rõ họ, chữ đệm, tên của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã hoặc viên chức lãnh sự được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết.

(4) Ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Căn cứ biểu mẫu trên, những nội dung có trong giấy xác nhận độc thân gồm:

- Cơ quan cấp Giấy xác nhận độc thân là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên nam, nữ cư trú theo Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Ví dụ như Uỷ ban nhân dân phường Mai Động, TP. Hà Nội.

- Nơi cư trú của người yêu cầu: Ghi theo nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (nếu không có nơi thường trú). Nếu không có cả hai thì ghi theo nơi đang sinh sống hiện tại.

- Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu: Ghi theo nội dung trên Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.

Ví dụ: Căn cước công dân số 038xxxxxxxxx do Cục Quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư cấp ngày 01/01/2022.

Chứng minh nhân dân số 173xxxxxx do công an Thanh Hoá cấp ngày 22/3/2020.

- Tình trạng hôn nhân của người yêu cầu: Mục này là mục quan trọng nhất của giấy xác nhận độc thân. Trong đó, cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ ghi rõ tình trạng hôn nhân của người yêu cầu: Chưa kết hôn lần nào, hiện tại đang có vợ hoặc đang có chồng với người nào theo Giấy chứng nhận kết hôn số… cấp ngày… do… cấp; đã kết hôn nhưng hiện nay đã ly hôn theo bản án/quyết định… mà chưa đăng ký kết hôn với ai…

- Mục đích sử dụng giấy xác nhận độc thân: Ghi rõ để đăng ký kết hôn hoặc làm thủ tục thừa kế hoặc để đi xuất khẩu lao động hoặc để vay vốn ngân hàng…

Trong đó, nếu để đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ tên người dự định kết hôn cùng năm sinh, số giấy tờ tuỳ thân và địa chỉ nơi thực hiện đăng ký kết hôn.

Giấy xác nhận độc thân có giá trị bao lâu?

Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP nêu rõ:

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Đồng thời, khoản 1 Điều 23 Nghị định 123 năm 2015 cũng quy định, giấy xác nhận độc thân có thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp. Do đó, thời hạn của giấy xác nhận độc thân là 06 tháng (nếu xin với mục đích kết hôn) hoặc khi thay đổi tình trạng hôn nhân như từ đang kết hôn sang độc thân (do đã ly hôn theo bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật) hoặc từ độc thân sang đã kết hôn…

Để hướng dẫn chi tiết vấn đề này, tại Thông tư 04, Bộ Tư pháp có nêu ví dụ như sau:

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.

Bằng tốt nghiệp cấp 2 để làm gì?

Bằng tốt nghiệp cấp 2 là điều kiện cần để bạn có thể làm hồ sơ để thi và tốt nghiệp cấp 3 , nhà trường nơi bạn theo học cấp 3 – THPT sẽ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ trong đó có bằng tốt nghiệp cấp 2 . Chỉ như vậy bạn mới được thi và tốt nghiệp cấp 3 , nếu không có nhà trường sẽ từ chối nhân hồ sơ thi của bạn nhé , nếu mất bạn cần liên hệ tới nhà trường cấp 2 của bạn để xin cấp lại bản sao . Bằng tốt nghiệp cấp 2 của bạn sẽ được trả lại đầy đủ khi bạn đã hoàn thành xong tốt nghiệp lớp 12.

Phần lớn các trường trung cấp, cao đẳng nghề đều nhận từ bằng THCS nên tấm bằng cấp 2 của bạn vẫn còn rất nhiều giá trị. Học trung cấp không hề là yếu kém, mà là con đường đi thiết thực cho bạn tới tương lai.

Thực tế hiện nay có nhiều cử nhân học lùi, học trung cấp để tìm kiếm việc làm dễ hơn là rất nhiều. Học một khóa đào tạo nghề nấu ăn, quản lý nghiệp vụ khách sạn… các bạn có thể đi xin việc được rồi.

Học trung cấp lại thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ vì rất nhiều ưu điểm như thời gian học ngắn hơn, chi phí thấp mà ngành nghề đào tạo luôn theo nhu cầu của xã hội nên vấn đề việc làm sau khi ra trường sẽ được giải quyết nhanh chóng. Yêu thích sư phạm bạn có thể học trung cấp mầm non, tiểu học, đam mê công nghệ thì làm bằng trung cấp công nghệ thông tin… Còn rất nhiều ngành nghề cho bạn lựa chọn ở hệ trung cấp mà chỉ với tấm bằng cấp 2 của bạn.

Giấy chứng nhận độc thân tiếng Nhật là gì?

Trong tiếng Nhật, giấy chứng nhận độc thân được gọi là Giấy chứng nhận độc thân【独身証明書】どくしんしょうめいしょ、. Đây là giấy tờ cá nhân phải nộp trước khi làm thủ tục kết hôn nhằm ngăn chặn việc kết hôn đồng thời với nhiều người trở lên.

Bằng cấp 2 có thể thi đại học được không?

Theo Văn bản số 3645/BGDĐT – GDCN ngày 26/7/2016 do Vụ trưởng Giáo Dục Chuyên Nghiệp –  Hoàng Ngọc Vinh đã ký “trường hơp người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), nếu đã hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT hoặc trong chương trình đào tao TCCN (dành cho đối tượng đã có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở) theo quy định của Bộ Giaos dục và Đào tạo thì bằng tốt nghiệp TCCN của người học nói trên được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hoặc cho nhu cầu tuyển dụng”.

Nghĩa là, điều kiện tham gia thi tuyển sinh của thí sinh dự thi kì thi THPT Quốc gia (thi Đại học) tính đến thời điểm xét tuyển là, đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề).

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đứng trước bối cảnh đó, có nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 đã mạnh dạn chọn cho mình ngành nghề phù hợp tại các trường Trung cấp. So với các bậc học khác, hệ Trung cấp mang lại nhiều lợi ích như rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, điều kiện tuyển sinh, đặc biệt là giá trị bằng cấp và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ngoài ra còn có cơ hội liên thông lên Đại học, Cao đẳng dễ dàng.

Điều kiện tuyển sinh của hệ Trung cấp khá đơn giản và mở rộng với nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau, từ những bạn học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT đến đối tượng như học văn bằng 2, người đi làm… Do đó, đối với những bạn chỉ vừa tốt nghiệp THCS sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình học phổ thông ngay trong chương trình trung cấp.

Bên cạnh đó, thời gian đào tạo Trung cấp chỉ kéo dài tối đa 3 năm đối với những bạn học Trung cấp sau khi tốt nghiệp cấp 2. Nhờ vậy, so với những bạn đồng trang lứa chọn lựa bậc học khác, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi được tiếp xúc với công việc từ sớm, có cơ hội rèn luyện tay nghề thành thạo và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế. Cũng chính vì vậy, bạn sẽ dễ tìm được việc làm và nhanh chóng thăng tiến trong công việc.

Cláudia S. Sarrico là giáo sư về quản lý tại Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Minho và tại CIPES (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học), Bồ Đào Nha. Email: [email protected].

Tóm tắt: Ngày càng nhiều người có trình độ tiến sĩ. Sự tăng trưởng này đang được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ, những thay đổi trong giới hàn lâm, nhu cầu có nhiều tiến sĩ nghiên cứu hơn, chủ nghĩa bằng cấp và việc nhập khẩu tài năng quốc tế. Trong sự nghiệp học thuật truyền thống đã không còn đủ chỗ cho tất cả những người có bằng tiến sĩ. Nhiều người trở thành những “permadoc” (tiến sĩ vĩnh viễn), mòn mỏi với những hợp đồng giảng dạy tạm thời và thu nhập bấp bênh; những người khác phải chuyển sang công việc bên ngoài giới hàn lâm. Đào tạo tiến sĩ cần thay đổi để chuẩn bị cho những người có bằng tiến sĩ sẵn sàng chấp nhận sự nghiệp đa dạng hơn.

Số người có trình độ tiến sĩ đang tăng nhanh ở những nền kinh tế có thu nhập cao, và gần đây, ở cả những nền kinh tế thu nhập thấp hơn. Vào năm 2019, tỷ lệ trung bình của những người từ 25 đến 64 tuổi có bằng tiến sĩ trên toàn OECD là khoảng 1%. Nếu xu hướng này tiếp tục, 2,3% tổng số thanh niên ngày nay sẽ theo học chương trình tiến sĩ vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì sao có sự mở rộng này, và bằng tiến sĩ đem lại lợi ích gì cho ngày nay?

Số người có bằng tiến sĩ đang tăng nhanh

Mối bận tâm về số lượng người có bằng tiến sĩ bắt đầu từ những năm 1980 ở Hoa Kỳ, nhưng điều đó không làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự mở rộng tiếp tục đặt ra câu hỏi về lợi ích của việc đầu tư vào bằng tiến sĩ đối với các cá nhân và với xã hội.

Việc mở rộng đào tạo bậc tiến sĩ bắt nguồn từ việc giáo dục đại học chuyển đổi từ ưu tú sang đại chúng – quá trình này đã được Martin Trow bàn đến vào những năm 1970, và sự phổ biến của những hệ thống giáo dục đại học có tỷ lệ tham gia cao trên toàn cầu.

Việc mở rộng giáo dục tiến sĩ, với mục đích chính là đào tạo những người thực hiện công việc nghiên cứu, là một hiện tượng đã có từ lâu ở các nước OECD, là nơi – theo truyền thống- tập trung các hoạt động nghiên cứu; nhưng ngày nay năng lực nghiên cứu đang lan rộng ra nhiều quốc gia hơn, với sự trỗi dậy đáng chú ý của Trung Quốc.

Những con số biết nói: theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020, chỉ 36 quốc gia có số người đạt trình độ tiến sĩ vượt trên 0,6% dân số, trong số đó chỉ một vài nước bên ngoài OECD. Trong OECD, trong vòng hai thập kỷ trước năm 2017, số lượng bằng tiến sĩ mới được cấp tăng gần gấp đôi (từ 140.000 lên 276.800). Để so sánh, tổng chi tiêu trong nước cho R&D chỉ tăng 18% trong giai đoạn 2000–2020. Điều này có nghĩa là nhiều người có học vị tiến sĩ sẽ không được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.

Tốc độ tăng trưởng trình độ tiến sĩ nhanh hơn nhiều so với trình độ đại học nói chung: từ năm 2014 đến 2019, trong OECD, giáo dục tiến sĩ tăng 25% (0,93% đến 1,16%), trong khi giáo dục đại học tăng 12,7% (33,65% đến 37,90%).

Vì sao có quá nhiều bằng tiến sĩ được cấp?

Các chính phủ đã và đang khuyến khích đào tạo thêm nhiều tiến sĩ với hy vọng phát triển nền kinh tế tri thức để thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng. Nguồn tài trợ nghiên cứu được cấp trực tiếp cho các trường để đào tạo ra nhiều tiến sĩ hơn, nhiều vị trí sau tiến sĩ hơn; và gián tiếp cho các ấn phẩm và trích dẫn mà họ (các tiến sĩ) là công cụ sản xuất. Hầu hết các các quỹ nghiên cứu bổ sung là dành cho những dự án có thời hạn cố định sử dụng các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ theo các hợp đồng có thời hạn. Việc mở rộng đào tạo tiến sĩ đảm bảo nguồn cung liên tục cho những vị trí sau tiến sĩ này.

Nguồn tài trợ nghiên cứu sẵn có ngày càng tăng cũng tạo ra nhu cầu theo đuổi sự nghiệp học thuật ở những sinh viên tốt nghiệp đại học, đặc biệt những người có “sở thích khoa học”. Trong một số lĩnh vực, những người có bằng tiến sĩ này cũng được đánh giá cao cả ở bên ngoài giới hàn lâm, bởi những người sử dụng lao động đánh giá cao năng lực kỹ thuật và chuyển giao của họ. Có thể thấy điều đó trong các hệ sinh thái khoa học, nơi có sự hợp tác giữa các trường đại học và thế giới bên ngoài, và là nơi mà cường độ công nghệ của các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển ở mức độ cao.

Một số cá nhân cũng có thể sử dụng bằng tiến sĩ để trở nên nổi bật trong thị trường sinh viên tốt nghiệp, trong những hệ thống giáo dục đại học có sự tham gia cao. Chủ nghĩa bằng cấp này khá phổ biến trong những lĩnh vực chuyên môn như kinh doanh, quản lý hành chính công và y tế, và nó thiên về việc nâng cao địa vị của ai đó hơn là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Có thể cho rằng, một số “bằng tiến sĩ chuyên nghiệp – professional doctorates” này không phù hợp với định nghĩa truyền thống và được quốc tế chấp nhận về bằng tiến sĩ phải là kết quả của công việc nghiên cứu độc lập từ đầu. Trong báo cáo Khảo sát về Tiến sĩ, Tổ chức Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ đã sử dụng một định nghĩa về “tiến sĩ nghiên cứu – research doctorate” chặt chẽ hơn so với Hệ thống Dữ liệu về Giáo dục sau Trung học Tích hợp, và chỉ một số ít các EdD (tiến sĩ giáo dục – doctor in education) và DBA (tiến sĩ quản trị kinh doanh – doctor of business administration) phù hợp với định nghĩa này.

Một ví dụ cực đoan khác về chủ nghĩa bằng cấp được minh họa bởi trường hợp một số nhân vật tiếng tăm, thường là các chính trị gia, bị tước bằng tiến sĩ vì đạo văn. Điều đó cho thấy rằng theo đuổi tri thức không phải là mục tiêu của họ. Thay vào đó, họ sử dụng bằng tiến sĩ để nâng cao sự nghiệp và địa vị xã hội của mình.

Việc nhập khẩu nhân tài là một động lực chính khác khiến đào tạo tiến sĩ mở rộng. Hơn một phần năm nghiên cứu sinh tiến sĩ trong OECD là sinh viên quốc tế (so với chỉ 4% ở trình độ cử nhân). Ở hầu hết các quốc gia, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung ở bậc đào tạo này để thu hút những tài năng nước ngoài tốt nhất, kể cả từ bên ngoài thế giới nói tiếng Anh. Nhiều quốc gia dựa vào những người nhập cư này để nuôi hệ thống nghiên cứu của họ.

Mặc dù nhiều người cố gắng, nhưng hầu hết những người có bằng tiến sĩ không có cơ hội tham gia vào công việc học thuật truyền thống, mà trở thành những “permadoc” trong một thời gian dài.

Điều gì xảy ra với những người có bằng tiến sĩ sau khi tốt nghiệp?

Mặc dù nhiều người cố gắng, nhưng hầu hết những người có bằng tiến sĩ không có cơ hội tham gia vào công việc học thuật truyền thống, mà trở thành những “permadoc” trong một thời gian dài, nghĩa là chấp nhận làm việc theo những hợp đồng giảng dạy có thời hạn nối tiếp nhau trước khi chuyển sang một công việc không thuộc giới hàn lâm, một số tham gia vào nghiên cứu, còn hầu hết là những hoạt động phi nghiên cứu.

Sự bất an vẫn luôn là đặc điểm của giai đoạn đầu trong sự nghiệp học thuật, nhưng với sự gia tăng số lượng những người có bằng tiến sĩ, những nhóm tiến sĩ trẻ hơn khó thành công hơn trong quá trình chuyển đổi sang hợp đồng không xác định thời hạn trong giới hàn lâm. Những người đó cần sẵn sàng di chuyển nhiều về mặt địa lý và tự tin, dành nhiều năng lượng cho nghiên cứu và kết nối mạng, đồng thời chuẩn bị để chấp nhận một thời gian dài bấp bênh.

Sự bấp bênh đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về công bằng, đa dạng và hòa nhập, vì những người có xuất thân đặc quyền nhiều khả năng không bị điều đó cản trở. Đối với phụ nữ, hiện nay họ ngang bằng với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực đào tạo tiến sĩ. Nhưng họ vẫn có ít đại diện ở những vị trí lãnh đạo, ở những cấp bậc cao hơn của sự nghiệp học thuật và trong những lĩnh vực mang lại cơ hội tốt hơn ở bên ngoài giới hàn lâm, chẳng hạn như kỹ thuật. Dịch chuyển quốc tế rất cần thiết cho sự nghiệp học thuật là một trở ngại khác mà phụ nữ phải đối mặt, đặc biệt với những người có con.

Mối đe dọa đối với giới hàn lâm là nó không còn sức thu hút và giữ chân những người tài năng nhất, vì những công việc bên ngoài học thuật cung cấp những hợp đồng vô thời hạn nhanh hơn, cũng như thu nhập và triển vọng tốt hơn cho sự phát triển nghề nghiệp. Và mặc dù phần thưởng tinh thần trong sự nghiệp học thuật được coi là tốt hơn, những người có bằng tiến sĩ trong những công việc khác có xu hướng hài lòng với vị thế của họ. Các trường đại học/học viện phải cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn, nếu không chất lượng của khoa học sẽ bị ảnh hưởng. Đã có những lời đồn đại rằng, trong một số lĩnh vực, những vị trí sau tiến sĩ (postdoc) đang trở nên khan hiếm ứng viên.

Hơn nữa, nếu đào tạo tiến sĩ tiếp tục với tốc độ vượt quá nhu cầu của sự nghiệp hàn lâm, thì cần chuẩn bị tốt hơn cho các ứng viên trước sự đa dạng của các lựa chọn nghề nghiệp trong giáo dục đại học, kinh doanh, chính phủ, khu vực phi lợi nhuận tư nhân và công việc tự do.

Điều này có ý nghĩa gì đối với đào tạo tiến sĩ?

Sự phát triển của giáo dục tiến sĩ đã tạo ra những chương trình đào tạo chính quy, có cấu trúc và được kiểm soát hơn. Nó cũng mang đến những cách tiếp cận đa dạng hơn, tạo sự cân bằng giữa đào tạo tiến sĩ nghiên cứu truyền thống và nhu cầu đào tạo tiến sĩ cho những công việc sản xuất bên ngoài giới hàn lâm.

Mối quan tâm về giá trị của việc đào tạo tiến sĩ cho những công việc bên ngoài giới hàn lâm – đã trở nên phổ biến ở tất cả các ngành học. Những chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ mới trong môi trường sản xuất đã xuất hiện trong các cơ sở công lập và tư thục. Những chương trình này có cùng tư cách với chương trình đào tạo tiến sĩ truyền thống, vẫn được coi là đào tạo “tiến sĩ nghiên cứu”, nhưng theo đuổi mục tiêu ứng dụng hơn là kiến thức lý thuyết. Chúng đặt ra những yêu cầu mới đối với cả hai bên, với hai văn hóa khác nhau và những ưu tiên khác nhau. Chúng cũng đặt ra câu hỏi về tính toàn vẹn và tự do học thuật trong thỏa thuận hợp tác, là những vấn đề cần được giải quyết.

Đối tượng đào tạo tiến sĩ cũng đa dạng hơn: Có những người không tiếp tục những nghiên cứu trước đây, lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm chuyên môn. Điều này có nghĩa là một mô hình đào tạo tiến sĩ duy nhất không còn phù hợp với mục đích và cần có những chương trình đào tạo đa dạng hơn.

Giáo dục tiến sĩ không những cần đào tạo sinh viên tốt nghiệp cho những công việc ngoài khu vực hàn lâm, mà còn cho những yêu cầu rộng hơn của nghề nghiệp học thuật, chẳng hạn như nghiên cứu, giáo dục, tham gia xã hội, và những nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, tức là sự nghiệp đa dạng trong và ngoài giới hàn lâm.

Nhiều tín hữu khi vào nhà thờ, thì chấm tay vào một bình nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ đó có ý nghĩa gì vậy?

Khi người tín hữu vào nhà thờ và chấm tay vào một bình nước, thì họ thâm tín rằng nước đó không phải như nước máy hay nước giếng, nhưng họ coi đó là nước thánh hoặc nước phép. Tuy nhiên, theo các sử gia, thì vào những thế kỷ đầu, các tín hữu trước khi vào nhà thờ không phải chỉ nhúng ngón tay vào một bình nước nhưng thực sự là nhúng tay hay trầm mình vào bồn nước nữa. Tại sao có chuyện đó? Vì một lý do dễ hiểu. Sau khi đi đường bụi bặm, trước khi vào nhà thờ, cần rửa mặt mũi tay chân cho sạch sẽ. Khi chúng ta đến nhà người khác cũng vậy: thường ông chủ sai mấy đứa nhỏ bưng chậu nước để khách rửa tay rửa mặt, rồi sau đó mới tiếp chuyện. Từ một tập tục có tính cách vệ sinh thể chất và tâm thần (nghĩa là việc rửa mặt rửa tay đem lại sự mát mẻ thoải mái), sự chuyển sang ý nghĩa thiêng liêng đạo đức không xa xôi gì! Khi chúng ta đi chầu Chúa, chúng ta cũng cần giữ gìn thân thể và nhất là tinh thần được sạch sẽ, nhờ đó việc cầu nguyện (tức là đàm đạo với Chúa) mới có kết quả hơn. Ta nhận thấy tâm tình này phát hiện nơi nhiều tôn giáo, khi mà các thiện nam tín nữ phải đi tắm rửa trước khi lên chùa hay lên đền. Cách riêng tại Hy-lạp và Rôma, ở các cửa đền, người ta cất một bồn nước, hay giếng nước để các tín hữu thanh tẩy trước khi tế tự. Qua Phúc âm theo thánh Gioan 9,7 ta cũng biết rằng tại chính đền thánh Giêrusalem cũng có giếng nước Siloê, dùng để múc nước thanh tẩy. Kitô giáo cũng du nhập tập tục đó. Vì thế không lạ gì, mà ở các nhà thờ cổ ở Rôma thường có giếng nước ở cửa ra vào (gọi là

), để các Kitô hữu rửa ráy mặt mày tay chân. Thế nhưng cũng ngay từ những thế kỷ đầu, các giáo phụ đã sớm lưu ý các tín đồ rằng: rửa mặt rửa tay chưa đủ để vào đền Chúa, còn phải rửa tâm hồn cho sạch tội nữa. Thí dụ như Tertullianô đã viết: khi cầu nguyện, việc dang hai cánh tay trong sạch lên trời chưa đủ, còn phải giơ ra con tim trong trắng khỏi vết nhơ tội lỗi nữa (De oratione, 13).

Đúng như vậy, lúc đầu các tín hữu ra giếng để rửa mặt rửa tay để cho thân thể sạch sẽ và tâm thần thoải mái; và các vị mục tử khuyến khích họ hãy nghĩ tới sự sạch sẽ trong linh hồn nữa để xứng đáng gặp gỡ Chúa. Nhưng dần dần, Giáo hội đã đặt ra một nghi thức làm phép nước, để cầu xin Chúa ban cho những ai dùng nó được hưởng những công hiệu mà nước tượng trưng. Từ đó mà có chuyện “nước phép”. Nhưng chúng ta nên hiểu cho đúng từ ngữ “nước phép”. Có lẽ trong đầu óc của nhiều tín hữu, “nước phép” có nghĩa là nước có mang theo phép mầu gì đó, nước có phù phép. Sự thực không phải như vậy. “Nước phép” là nói tắt của từ ngữ “nước đã làm phép”, dịch nôm na bởi từ tiếng La- tinh

(eau bénite). Đúng ra, benedicere không phải là làm phép theo nghĩa là gắn phù phép; nhưng là “chúc lành” (bene-dicere: nói tốt), xin Chúa chúc lành, ban phúc. Dĩ nhiên, một câu hỏi tự nhiên nảy ra trong đầu là: cái phúc gì vậy? Đây là cả một thiên lịch sử dài dòng. Xem ra cái phúc lành tự nhiên hơn cả là sự thanh luyện tâm hồn, tẩy luyện khỏi các vết nhơ tội lỗi; nhưng dần dần người ta tiến thêm một bước nữa để xin tẩy luyện tận căn rễ của các tội lỗi, tức là ma quỷ. Và xét vì ma quỷ không phải chỉ cám dỗ con người phạm tội, mà nó còn là tác giả của bao nhiêu sự dữ khác (thí dụ như bệnh tật) cho nên không lạ gì mà phụng vụ cũng cầu xin những phúc lành đó trong khi làm phép nước.

Thực ra trong số những phúc lành vừa kê ra trên đây, (thanh tẩy khỏi tội lỗi, thanh tẩy khỏi ma quỷ, thanh tẩy khỏi các bệnh tật), ta thấy rằng Giáo hội đã cố gắng du nhập một số ý nghĩa của nước đã được các tôn giáo cổ truyền gán cho. Và trong nghi thức làm phép nước cũng vậy, Giáo hội cũng du nhập một số chất liệu với ý nghĩa đã có ở các tôn giáo cổ truyền. Để rõ ràng hơn, thiết tưởng cần phải phân biệt nhiều nghi thức làm phép nước (hay nghi thức chúc lành).

1/ Nghi thức cổ điển hơn cả là làm phép nước dùng vào bí tích rửa tội. Lúc đầu, nước dùng để rửa tội là nước tự nhiên từ sông ngòi. Nhưng từ giữa thế kỷ II, đã có tập tục làm phép nước rửa tội, nghĩa là xin Thánh Thần thánh hóa nước, ban cho nó những công hiệu thần linh của bí tích này: vừa thanh tẩy khỏi tội lỗi, vừa tái sinh vào đời sống mới. Vì thế không lạ gì mà việc làm phép nước rửa tội cũng mang kèm theo những dấu chỉ của bí tích: thí dụ như vào thời Trung cổ, linh mục hà hơi trên nước (biểu hiệu của Thánh Thần xuống trên nước), hoà dầu thánh, và nhúng cây nến Phục sinh.

2/ Bên cạnh việc làm phép nước rửa tội, còn có nghi thức làm phép nước để dùng vào việc thanh tẩy và thánh hóa các tín hữu. Có thể là lúc đầu, các tín hữu xin mang nước rửa tội về nhà làm kỷ niệm; nhưng từ thế kỷ VI, sách phụng vụ đã nói tới một nghi thức làm phép nước, khác với nước dùng trong bí tích rửa tội. Nước này có pha muối. Theo các sử gia, có lẽ vì người thời cổ tin rằng muối có sức trừ tà, thí dụ như khi rắc muối ở trước cửa nhà để xua đuổi tà ma. Và có lẽ Giáo hội cũng du nhập tập tục đó, để thêm vào một ý nghĩa mới cho nước phép, tuy rằng trong lời nguyện chúc lành, phụng vụ trưng dẫn tích của ngôn sứ Êlisêo đã rắc muối xuống suối nước của thành Giêricô để chữa lành cho nó (2V 2, 20-21). Vì thế mà chị thấy nước phép mằn mặn.

Trải qua lịch sử, ta thấy Giáo hội cũng như các tín hữu đã sử dụng nước phép vào những hoàn cảnh khác nhau. Trước hết một số tín hữu xin nước phép đem về nhà riêng. Họ rảy trên thân nhân và nhà cửa của mình, với ước nguyện xin Chúa ban ơn tẩy luyện các thân thuộc và đồ đạc của mình khỏi tội lỗi và bệnh tật, khỏi bị quỷ ma quấy phá. Còn Giáo hội thì cũng dùng nước phép ở những cơ hội khác nhau. Một trường hợp đa nói ở đầu, là đặt ở cửa nhà thờ, để các tín hữu làm dấu thánh giá trên mình, xin Chúa thanh tẩy trí lòng cũng như tâm hồn, để xứng đáng vào hầu cận Chúa. Ơn thanh luyện này được cầu xin cách tập thể với nghi thức rảy nước thánh trên tất cả các tín hữu trước khi cử hành Thánh lễ ngày Chúa nhật. Tập tục này đã có từ thế kỷ IX (Đức Giáo hoàng Lêo IV, 847-855). Việc rảy nước thánh trên các tín hữu kèm theo bài hát lấy từ thánh vịnh 51: “Lạy Chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước trên con, thì con được sạch, xin rửa con thì con được trắng hơn tuyết”. Do đó ta thấy ý nghĩa của nó là thanh tẩy linh hồn trước khi cử hành thánh lễ.

Đoạn văn này trích từ ngôn sứ Êdêkiel chương 47, nhưng được phụng vụ áp dụng theo nghĩa rộng hơn: nước từ bên cánh phải đền thờ được coi như hình bóng của nước và máu trào ra từ cạnh sườn bên phải của đức Kitô trên thập giá, mang lại ơn cứu rỗi cho loài người. Nói khác đi, bên cạnh ý nghĩa thanh tẩy, phụng vụ còn muốn thêm một ý nghĩa nữa cho việc rảy nước phép ngày Chúa nhật, đó là kỷ niệm bí tích thánh tẩy, nhờ đó chúng ta tham dự vào mầu nhiệm Phục sinh của đức Kitô: không những là nước ấy thanh tẩy chúng ta khỏi vết nhơ tội lỗi nhưng còn mang lại cho ta những hồng ân khác, tỉ như ban cho ta ơn được làm con cái Chúa.

Ý nghĩa của việc rảy nước thánh như vậy xem ra không rõ lắm. Có lẽ nó bắt nguồn từ nghi lễ cung hiến đền thờ. Vào những thế kỷ đầu tiên, sau khi đế quốc Rôma trở lại đạo Kitô, không thiếu lần thay vì đập phá những đền thờ của tôn giáo cũ, thì người ta biến nó làm nơi thờ tự cho các tín hữu. Trong lễ nghi cung hiến, người ta rảy nước thánh trên các tường nhà thờ, có lẽ với ý nghĩa trừ tà. Những đền thờ này, trước đây đã được dùng thờ cúng ngẫu tượng tà thần ma quỷ, nay cần được tẩy uế, để dâng hiến cho Thiên Chúa. Có lẽ từ đó mà người ta dùng nước thánh không những khi cung hiến các nơi được dành cho việc phụng tự, mà rảy trên những vật dụng (tượng ảnh, tràng hạt) dùng vào việc thờ phượng: ra như tẩy uế cho chúng, để thánh hóa chúng, nghĩa là dâng hiến chúng cho Chúa. Nói khác đi, ta có thể giải thích rằng cũng như việc rảy nước phép trên các tín hữu nhắc nhở họ nhớ đến bí tích rửa tội, thì việc rảy nước thánh trên các đồ vật ra như cũng cho phép chúng tham dự cách nào đó vào bí tích rửa tội, vào mầu nhiệm cứu chuộc của đức Kitô vậy, khi chúng được trở nên dụng cụ thánh hoá con người. Thật vậy, những đồ vật (thí dụ ảnh tượng) được coi là thánh không phải vì nó mang theo bùa phép gì, nhưng mà vì nó giúp cho con người nên thánh, thí dụ khi nhìn ngắm bức tượng để nâng lòng lên cùng Chúa, để cầu nguyện, vân vân.