Sự phát sinh và phát triển của bệnh tật là do mâu thuẫn giữa trạng thái chức năng của cơ thể (nguyên nhân bên trong) và sự tấn công của nhân tố gây bệnh (nguyên nhân bên ngoài). Nếu tập tốt phương pháp khí công thì sẽ giúp nâng cao sức chống đỡ, cải thiện trạng thái chức năng của cơ thể, có đủ sức thích ứng với ngoại cảnh và nội môi, đảm bảo cho cơ thể luôn ở trong trạng thái chức năng sinh lý bình thường.
Sự phát sinh và phát triển của bệnh tật là do mâu thuẫn giữa trạng thái chức năng của cơ thể (nguyên nhân bên trong) và sự tấn công của nhân tố gây bệnh (nguyên nhân bên ngoài). Nếu tập tốt phương pháp khí công thì sẽ giúp nâng cao sức chống đỡ, cải thiện trạng thái chức năng của cơ thể, có đủ sức thích ứng với ngoại cảnh và nội môi, đảm bảo cho cơ thể luôn ở trong trạng thái chức năng sinh lý bình thường.
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có bách hợp như sau:
2.1. Cháo đậu đỏ hạnh nhân bách hợp
Thành phần: Bách hợp 10g, hạnh nhân 4g, đậu đỏ nhỏ hạt 50g, đường trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Nấu đậu đỏ đến khi đậu gần chín nhừ cho bách hợp, hạnh nhân vào nấu tiếp, thêm đường vừa ăn. Ăn điểm tâm buổi sáng.
Công dụng: Dùng cho người viêm khô khí phế quản gây ho khan lâu ngày.
Hạnh nhân kết hợp với bách hợp, đậu đỏ dùng cho người viêm khô khí phế quản.
2.2. Phổi lợn hầm đảng sâm bách hợp
Thành phần: Phổi lợn 200g, đảng sâm 15g, bách hợp 30g.
Cách chế biến: Tất cả các thành phần trên cho vào nồi, thêm nước hầm nhừ, bỏ bã thuốc, thêm muối mắm, gia vị vừa ăn.
Công dụng: Dùng cho người viêm khí phế quản mạn, ho tái lại dai dẳng lâu ngày. Chú ý bệnh nhân tăng huyết áp, mỡ máu nên dùng hạn chế.
Thành phần: Bách hợp 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái hoặc trứng bao tử 1 quả.
Cách chế biến: Ngâm bách hợp trong nước 1 đêm hoặc 10 - 12 giờ, bỏ nước, thêm nước sạch đun sôi vớt bỏ váng. Cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều, đun sôi lại rồi ăn như ăn canh súp.
Công dụng: Dùng cho người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thở không có lực.
Đảng sâm, bách hợp, phổi lợn kết hợp trong món Phổi lợn hầm đảng sâm bách hợp.
Thành phần: Bách hợp tươi 100g.
Cách chế biến: Giã ép lấy nước uống, nếu bệnh nhân đi ngoài phân nát có thể cho thêm 1 lát gừng tươi vào ép cùng.
Công dụng: Dùng cho người bệnh phổi ho ra máu, đờm lẫn máu. Có thể sắc uống.
Thành phần: Bách hợp 30g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Cho gạo, bách hợp, nước vào xoong đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa hầm nhừ khoảng 30 phút, cho thêm đường trắng khuấy đều.
Công dụng: Dùng cho các trường hợp ho khan đờm dính ít, hồi hộp, đánh trống ngực, kích ứng, hốt hoảng.
Mật ong phối hợp với bách hợp có tác dụng an thần.
Thành phần: Bách hợp tươi 60g, mật ong 15ml.
Cách chế biến: Hấp chín, ăn trước khi ngủ.
Công dụng: Có tác dụng dưỡng phế âm, an thần, giải độc. Những người tinh thần mệt mỏi, hay buồn phiền, nóng nảy, khó ngủ và phụ nữ ở tuổi mãn kinh dùng rất thích hợp.
Thành phần: Bách hợp 30g, hạt sen 30g, thịt lợn 250g.
Cách chế biến: Các vị trên hầm nhừ, ăn trong ngày.
Công dụng: Chữa mất ngủ, tâm thần bất an, trong lòng cồn cào như có lửa.
Kiêng kỵ: Người bị ho do phong hàn, tiêu chảy do hư hàn không dùng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bắp cải - Món ăn bài thuốc | SKĐS
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức, hội, nhóm bất hợp pháp phát sinh và du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Pháp Luân Công tuyên truyền, lôi kéo nhân dân tham gia để tu luyện, chữa bệnh với nhiều hình thức khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa phương và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đặc biệt những người tham gia tu luyện Pháp luân công thường xuyên tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia tập luyện với luận điệu sẽ chữa được bệnh tật, kể cả bệnh ung thư. Vậy Pháp luân công là gì? Ai sáng lập; bản chất thực sự của Pháp luân công là gì?
Pháp luân công hay còn gọi là “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, ở Cát Lâm, Trung Quốc) sáng lập năm 1992. Lúc đầu, Pháp luân công được Bộ Dân chính Trung Quốc cấp phép hoạt động dưới tên gọi “Hội nghiên cứu pháp luân đại pháp”. Với hình thức tu luyện ngồi thiền và tập các động tác dưỡng sinh, đọc sách do Lý Hồng Chí soạn ra. Giai đoạn từ năm 1992 – 1999, Pháp luân công phát triển mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do Pháp luân công hoạt động mang tính chất tà giáo, phản khoa học, năm 1997 Trung Quốc đã hủy đăng ký hoạt động của Pháp luân công. Từ năm 1999, Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn, giải tán Pháp luân công, đề nghị một số quốc gia không cho Pháp luân công hoạt động, truy nã Lý Hồng Chí, sau khi Lý Hồng Chí bỏ trốn sang Mỹ.
Pháp luân công không phải là một tín ngưỡng, tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Một số chức sắc Phật giáo, nhà nghiên cứu nhận định Pháp luân công là một “tà thuyết”, vay mượn kinh sách Phật giáo để viết sách “Chuyển pháp luân”; Lý Hồng Chí có ý đồ trở thành “Phật chủ” thay thế Phật Thích ca mâu ni (ngồi trên đài sen, đầu tỏa ánh sáng hào quang, sửa ngày sinh trùng với ngày sinh của Đức phật thích ca mâu ni…); đồng thời, Pháp luân công còn mượn vỏ bọc của một môn khí công rèn luyện sức khỏe và lợi dụng các yếu tố tôn giáo, tâm linh để tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia, khuếch trương thanh thế nhằm từng bước công khai hình thành tổ chức, đòi công nhận tư cách pháp nhân; lợi dụng các bài tập khí công, khuếch đại về tác dụng của việc rèn luyện khí công đối với sức khỏe, kết hợp với hình thức sử dụng yếu tố tín ngưỡng, tâm linh để dẫn dụ, lôi kéo một bộ phận nhân dân, nhất là số người đang có vấn đề về sức khỏe tin tưởng tuyệt đối rằng những người luyện tập Pháp luân công có thể tự khỏi bách bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư mà không cần dùng thuốc, nếu luyện tập đông, luyện tập gần nhau sẽ nhanh tạo ra “công lực”. Do tác động đúng nhu cầu chữa khỏi bách bệnh, đánh vào tâm lý của không ít người, Pháp luân công đã lừa gạt, mê hoặc, lôi kéo được nhiều người tham gia thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trong đó có những người bệnh, người lớn tuổi, đã nghỉ hưu…, nhiều người có bệnh đã không đến các cơ sở y tế, không dùng thuốc để chữa bệnh nên dẫn đến tử vong.
Tại Trung Quốc, do bị khống chế về tinh thần, nhiều người luyện tập Pháp luân công mê muội, một số người có bệnh không chịu dùng thuốc, mê tập luyện nên đã chết hoặc tự hủy hoại bản thân, tự sát (trước năm 1999, khi Chính phủ Trung Quốc chưa cấm Pháp luân công hoạt động, đã có 1.700 người tập luyện từ chối điều trị, không dùng thuốc đã chết hoặc tự sát).
Ở nước ta, Pháp luân công cũng không được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, để lôi kéo nhiều người tin theo, Pháp luân công đã tuyên truyền các luận điệu tu luyện Pháp luân công sẽ chữa được bách bệnh và tâm tính của con người, đồng thời ra sức tuyên truyền tà thuyết về sự trừng phạt mà mỗi người phải gánh chịu khi đến “ngày tận thế” hù dọa, khiến những người tin theo sợ hãi, bị khống chế, kiểm soát về tinh thần, không dám rời bỏ Pháp luân công. Ngoài ra, Pháp luân công tại Việt Nam còn tuyên truyền, thần thánh hóa Lý Hồng Chí là người tạo ra thế giới muôn loài và cứu giúp chúng sinh. Do tin tưởng vào những luận điệu sai lệch, vô căn cứ trên, nhiều người bị bệnh tin theo Pháp luân công đã từ chối điều trị ở các cơ sở y tế, dẫn đến tử vong (như ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La).
Hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ công bố khoa học nào khẳng định hoặc công nhận tác dụng đối với sức khỏe của phương pháp tu tập pháp luân công như những gì Pháp luân công đang tuyên truyền. Đây thực chất là thủ đoạn tinh vi của các đối tượng cầm đầu Pháp luân công sử dụng cách thức tác động vào tâm lý con người, nhất là người có vấn đề về sức khỏe (diện đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong bất kỳ xã hội nào) để thu hút nhiều người tham gia tu luyện Pháp luân công và sau đó không loại trừ âm mưu tập hợp lực lượng gây ảnh hưởng về An ninh trật tự. Do vậy, mọi người cần nâng cao ý thức cảnh giác và nhìn nhận đúng bản chất của Pháp luân công để không bị lừa gạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội./.