Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng với già hóa dân số và Cách mạng công nghiệp 4.0
Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng với già hóa dân số và Cách mạng công nghiệp 4.0
uật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
Chế định thẩm quyền điều tra (TQĐT) được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự (PLTCĐTHS) năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009). Phân tích các quy định trong các văn bản luật này có thể nhận thấy TQĐT các vụ án hình sự được phân định theo những tiêu chí sau đây:
Thẩm quyền điều tra theo tính chất của Cơ quan điều tra (CQĐT): Các CQĐT có hai loại: Chuyên trách và không chuyên trách (cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra). Cơ quan điều tra không chuyên trách có TQĐT trong hai trường hợp. Thứ nhất, TQĐT theo khoản 1 Điều 111 BLTTHS, thẩm quyền này chỉ được thừa nhận với các cơ quan Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển với 3 điều kiện: Tội phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý của mình, tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ, lai lịch người phạm tội rõ ràng. Các cơ quan này có quyền áp dụng các biện pháp điều tra theo luật định trong thời hạn hai mươi ngày, kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát (VKS) truy tố. Thứ hai, trong trường hợp TQĐT ban đầu theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 111 BLTTHS, từ Điều 19 đến Điều 25 PLTCĐTHS. Khi phát hiện tội phạm trong lĩnh vực quản lý của mình, các cơ quan này chỉ có quyền thực hiện những hoạt động điều tra ban đầu trong thời hạn bảy ngày phải chuyển giao cho CQĐT chuyên trách có TQĐT. Các trường hợp còn lại thuộc TQĐT của CQĐT chuyên trách.
Thẩm quyền điều tra theo loại tội: Quy định về TQĐT theo loại tội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước mà CQĐT là bộ phận cấu thành của cơ quan nhà nước đó, căn cứ vào tổ chức hành chính của bộ máy nhà nước và các yếu tố khác nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiến hành điều tra các vụ án hình sự, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền con người của những người tham gia tố tụng. Thẩm quyền điều tra theo loại tội được xác định theo loại tội phạm, theo cấu thành tội phạm và đặc điểm về khách thể xâm phạm của tội phạm (các lĩnh vực quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm) để phân định thẩm quyền điều tra vụ án hình sự giữa các CQĐT khác nhau thuộc các hệ thống cơ quan khác nhau hoặc giữa các cấp khác nhau của CQĐT trong cùng một hệ thống. Thẩm quyền điều tra theo loại tội thể hiện ở tội danh của tội phạm được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Ví dụ, PLTCĐTHS quy định TQĐT của CQĐT an ninh chủ yếu là các loại tội trong Chương XI và XXIV hoặc phân định thẩm quyến theo cấp điều tra giữa các cơ quan trong hệ thống Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân từ cấp huyện đến cấp Bộ theo tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tính chất tội phạm cũng là tiêu chí để phân biệt TQĐT của CQĐT không chuyên trách với CQĐT chuyên trách. Đối với những tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chỉ có CQĐT chuyên trách mới có quyền điều tra theo hình thức điều tra đầy đủ (không rút gọn). Chỉ có những vụ án ít nghiêm trọng và không phức tạp mới có thể điều tra theo hình thức rút gọn.
Thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ: Được quy định nhằm phân định TQĐT giữa CQĐT ở các cấp khác nhau hoặc ở các hệ thống khác nhau tùy thuộc vào địa điểm thực hiện tội phạm (khoản 4 Điều 110 BLTTHS hoặc các Điều 19, 20, 22 PLTCĐTHS). Địa điểm thực hiện tội phạm là nơi thực hiện hành vi cuối cùng trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào nơi phát sinh hậu quả của tội phạm. Trên thực tế, tại thời điểm bắt đầu của vụ án, việc xác định chính xác TQĐT theo nơi thực hiện tội phạm chỉ có tính tương đối. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ TQĐT thì CQĐT nào phát hiện tội phạm phải áp dụng ngay các biện pháp điều tra theo quy định của BLTTHS; khi đã xác định được TQĐT thì chuyển vụ án cho CQĐT có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS (khoản 2 Điều 26 PLTCĐTHS).
Thẩm quyền điều tra theo chủ thể: Thẩm quyền này dựa trên tiêu chí đặc thù về nhân thân chủ thể tội phạm làm căn cứ phân định TQĐT. Ví dụ như, quy định về TQĐT của CQĐT Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) - các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân. Nếu những tội này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì TQĐT thuộc CQĐT của Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Phân tích các quy định của BLTTHS về chế định TQĐT cho thấy có nhiều vấn đề chưa được BLTTHS năm 2003 giải quyết hoặc chưa giải quyết triệt để. Cụ thể là:
- Các quy định về TQĐT còn tản mạn, không tập trung thống nhất trong BLTTHS. Thực tế, PLTCĐTHS vừa có những quy định lặp lại BLTTHS năm 2003, vừa có những quy định bổ sung mới (Điều 18 của PLTCĐTHS về thẩm quyền điều tra của VKSNDTC).
- Chưa đề cập đến những tình huống xung đột về TQĐT. Cụ thể là các tình huống sau đây: Trong một vụ án có nhiều tội thuộc TQĐT của các CQĐT khác nhau thì CQĐT nào có TQĐT vụ án?; trường hợp trong một vụ án trong đó bị can phạm nhiều tội ở các địa phương khác nhau thì cơ quan nào có TQĐT?; trường hợp trong một vụ án có nhiều tội với nhiều bị can hoặc nhiều người làm chứng ở các địa phương khác nhau thì cơ quan nào có TQĐT?; trường hợp trong quá trình điều tra phát hiện hành vi phạm tội còn có dấu hiệu của tội mới hoặc có tình tiết chuyển khung thuộc TQĐT của CQĐT khác thì lúc này xử lý thế nào?; chưa đề cập đến những tình huống, trong đó chủ thể là những đối tượng có dấu hiệu đặc thù như người được hưởng quy chế miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự (nhân viên ngoại giao), người có khuyết tật về thể chất, tâm thần.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp TQĐT chưa triệt để: Điều 28 PLTCĐTHS chỉ nói về VKS là chủ thể có quyền giải quyết tranh chấp TQĐT giữa các CQĐT thuộc các hệ thống khác nhau, nhưng không quy định VKS cần dựa vào những nguyên tắc nào khi giải quyết tranh chấp đó. Theo quan điểm của chúng tôi, khi giải quyết tranh chấp về TQĐT thì VKS cần áp dụng nguyên tắc ưu tiên về TQĐT cho CQĐT nào có TQĐT các vụ án nghiêm trọng hơn, khi có xung đột giữa thẩm quyền theo loại tội và thẩm quyền theo chủ thể thì ưu tiên thẩm quyền theo chủ thể.
- Thủ tục tố tụng trong trường hợp chuyển vụ án theo TQĐT chưa chặt chẽ (Điều 116 BLTTHS năm 2003). Điều luật này chỉ quy định về thẩm quyền của VKS ra quyết định chuyển vụ án cho CQĐT có thẩm quyền và Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 chỉ quy định về việc lập biên bản giao nhận hồ sơ, vật chứng của vụ án giữa CQĐT tiếp nhận vụ án theo thẩm quyền và CQĐT chuyển giao, chưa đề cập đến quyết định chấm dứt TQĐT và quyết định phân công điều tra mới. Theo tinh thần của BLTTHS năm 2003 thì khi chấm dứt quyền hạn điều tra, sự kiện này cũng phải được thể hiện rõ ràng trong hình thức văn bản tố tụng, ví dụ như quyết định chuyển vụ án cho VKS để giải quyết theo TQĐT hoặc quyết định kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang VKS. Việc tiếp nhận, thực hiện TQĐT phải bảo đảm chặt chẽ về thủ tục và phải được thể hiện trong quyết định tố tụng độc lập. Điều tra viên được phân công tiếp tục điều tra cũng phải có quyết định. Vụ án được điều tra bởi người không có quyết định phân công điều tra cũng được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và dẫn đến hậu quả Tòa án không công nhận các kết quả điều tra. Nếu không có những quy định chặt chẽ về hình thức tố tụng này thì có thể dẫn đến hệ quả là trên thực tế trong cùng một vụ án có sự tham gia của nhiều CQĐT, của nhiều Điều tra viên thuộc các CQĐT khác nhau nhưng lại không phân định được trách nhiệm một cách rõ ràng.
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, Viện trưởng VKSNDTC đã phải ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục Điều tra VKSNDTC kèm theo Quyết định số 1169/2010/VKSTC-C6 ngày 19/8/2010 (Quy chế số 1169) để giải thích rõ hơn về nội dung này.
* Thực tiễn điều tra, truy tố các vụ án hình sự trong thời gian qua cho thấy việc áp dụng các quy định về TQĐT có những điểm đáng chú ý sau đây:
- Không thực hiện đúng quy định về TQĐT giữa các CQĐT của Công an nhân dân mà cụ thể là có tình trạng cơ quan An ninh điều tra khởi tố và tiến hành điều tra các vụ án thuộc TQĐT của cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc CQĐT không có TQĐT vụ án, nhưng lại được giao nhiệm vụ điều tra. BLTTHS năm 2003 mới chỉ quy định về trường hợp CQĐT cấp trên rút vụ án thuộc TQĐT của cấp dưới lên để điều tra, mà chưa có quy định CQĐT này có thể lấy vụ án thuộc TQĐT của CQĐT khác để điều tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 PLTCĐTHS năm 2004 (trong trường hợp cần thiết, CQĐT có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra). Có thể giải thích hiện tượng này bằng nhiều lý do, như lượng án thuộc TQĐT của cơ quan An ninh điều tra ít nên cơ quan này phải chia sẻ với cơ quan Cảnh sát điều tra để giảm tải công việc, giảm án tồn hoặc do tính chất vụ án có yếu tố nước ngoài, yếu tố tôn giáo cần bảo đảm khách quan trong điều tra. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến VKS trong việc tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát điều tra. Theo quan điểm của chúng tôi, dù với lý do nào, khi luật không cho phép điều tra vượt thẩm quyền như là ngoại lệ từ các quy định chung về TQĐT thì hiện tượng trên là vi phạm nghiêm trọng các quy định của BLTTHS và vô hiệu hóa ý nghĩa các quy định của luật về TQĐT.
- Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép CQĐT cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc TQĐT của CQĐT cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Do chưa có giải thích chính thức những trường hợp nào là “cần thiết”, do vậy có xu hướng lạm dụng quyền điều tra từ phía các CQĐT cấp trung ương hơn so với hiện tượng Tòa án cấp trên lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp dưới lên để xét xử. Trong trường hợp này, VKS cấp trung ương tiến hành kiểm sát điều tra và khi kết thúc điều tra phải ra quyết định truy tố và ủy quyền cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm. Thực trạng lạm dụng quyền điều tra của CQĐT cấp trung ương có thể dẫn đến hệ quả là các cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương bị cuốn hút nhiều thời gian vào việc giải quyết án trong khi những việc khác như tổng kết, hướng dẫn nghiệp vụ, tham mưu cho lãnh đạo lại không được chú trọng. Đối với VKS thì thực trạng này còn dẫn đến hệ quả là sự đứt quãng, không có liên thông giữa kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố và điều này không thể không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của VKS cấp dưới khi thực hiện ủy quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm (trên thực tế tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp này rất cao). Có ý kiến cho rằng, việc ủy quyền của VKS cấp trên cho VKS cấp dưới là chưa có căn cứ pháp luật.
- Sự khác biệt về dân số, điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, tình hình tội phạm đã dẫn đến sự khác biệt, không đồng đều về số lượng vụ án điều tra ở các CQĐT thuộc các địa phương khác nhau, có nơi quá tải gây tồn đọng án trong khi ở địa phương khác lại không đủ việc. Theo quan điểm chúng tôi, thực trạng này luôn có tính khách quan, không tránh khỏi và hoàn toàn có thể khắc phục bằng những giải pháp về tổ chức.
Trong điều kiện cải cách tư pháp ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, BLTTHS năm 2003 đang được xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cải cách tư pháp, chúng tôi cho rằng cần thiết phải hoàn thiện chế định TQĐT theo hướng sau đây:
- Tập trung các quy định về TQĐT vào trong BLTTHS, mà không quy định tản mạn trong pháp lệnh.
- Bổ sung các quy định về giải quyết xung đột TQĐT trong một số tình huống đã nêu trên; về nguyên tắc giải quyết tranh chấp TQĐT; về thủ tục khi chuyển vụ án theo TQĐT; về TQĐT của VKS theo hướng mở rộng hơn và rõ ràng hơn.
Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương cần có các quy định hướng dẫn, giải thích những trường hợp nào thì CQĐT cấp trên lấy án thuộc thẩm quyền của CQĐT cấp dưới để điều tra nhằm hạn chế xu hướng lạm dụng thẩm quyền trong hoạt động điều tra./.
(Xây dựng) - Với nhiều điểm mới, theo các chuyên gia, nếu được Quốc hội thông qua, dự thảo Luật Đầu tư kỳ vọng sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, nhất là các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp). Điều này sẽ góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, phát triển thị trường bất động sản ngay sau đại dịch Covid-19.
(Thanh tra) - Dù đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, đặc biệt là từ ngày 1/7/2024 lương tối thiểu tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); lương cho người nghỉ hưu tăng 15%, nhưng Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa được đưa vào lộ trình sửa đổi, bổ sung?
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 (áp dụng từ ngày 1/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu được tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Tuy nhiên, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc vẫn giữ nguyên 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Tuấn Trung, một cán bộ công chức đang công tác ở quận Hoàn Kiếm cho biết, ông có một đối tượng thuộc mức giảm trừ gia cảnh, trước ngày 30/6/2024, ông chưa bao giờ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, vì thu nhập của ông mỗi tháng được 15,5 triệu đồng.
“Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu được nâng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc vẫn giữ nguyên 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng, nên việc phải đóng thuế thu nhập cá nhân là điều không tránh khỏi”, ông Trung cho biết.
Như thường lệ, “nước nổi, bèo nổi”, lương tăng thì giá cả cũng tăng, thậm chí có thời điểm giá cả còn tăng trước lúc tăng lương. Chị Hoàng Thị Bình, một công chức đang công tác tại quận Đống Đa cho biết, từ 1/7/2024 bắt đầu tăng lương, nhưng trước khi Chính phủ tăng lương thì giá cả một số mặt hàng đã tăng rồi, việc tăng 30% lương có khi cũng chỉ đủ chi phí cho việc giá cả tăng. Trong khi đó, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc vẫn giữ nguyên nên phải “gánh” thêm một khoản thuế thu nhập cá nhân.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại theo từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với các nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân đã tạo nên quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng rất nhiều nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay không còn phù hợp với giá cả thực tế và chi phí cho nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó, cách tính mức giảm trừ gia cảnh chỉ căn cứ vào biến động CPI là chưa đủ mà còn phải tính theo xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đến bao giờ Luật Thuế thu nhập cá nhân mới được sửa đổi? Ảnh: TQ
GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, mặc dù thuế thu nhập nhân đã qua 3 lần điều chỉnh và chúng ta đã nâng được mức khởi điểm của đối tượng chịu thuế lên 11 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc đang ở mức 4,4 triệu đồng/người. Có nhiều yếu tố để thấy mức này chưa phù hợp. Vì thu nhập bình quân đầu người cả nước hiện nay là hơn 4,6 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, mức tiêu dùng ở mỗi vùng là khác nhau, chẳng hạn như thành phố với vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, trong những năm qua, chúng ta đã phải kìm chế qua thời kỳ hậu COVID-19. Rất nhiều những hoạt động về giá cả phải kìm lại không tăng lên, ví dụ y tế, giáo dục, điện… thì đến lúc này chúng ta bắt đầu phải có sự điều chỉnh để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Nếu như ở khu vực thành phố, một đứa con đi học rõ ràng với mức giảm trừ người phụ thuộc 4,4 triệu đồng thì chưa đủ trang trải cho đứa trẻ đó. Rõ ràng, mức này là không hợp lý. Vì thế, rất nhiều ý kiến cho rằng đã đến thời điểm phải xem, điều chỉnh lại mức thu nhập cá nhân.
Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định CPI biến động hơn 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành, hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, quy định khi nào CPI biến động trên 20% thì mới xem xét điều chỉnh mức thu nhập chịu thuế là vô lý. Bởi vì, mức ngưỡng chịu thuế không chỉ có lạm phát tác động. Vấn đề lạm phát chỉ là một phần, còn đời sống của người dân ngày một nâng lên, mức sống bình thường của người dân cũng nâng lên, thì chúng ta phải lấy mức sống bình thường và trên mức sống bình thường mới đánh thuế thu nhập.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh không cần quy định ngưỡng CPI biến động trên 20% thì mới xem xét điều chỉnh mức đóng thuế thu nhập cá nhân. Vì lạm phát 5% của năm nay khác với lạm phát 5% của năm sau, không đồng mẫu. Do vậy, nếu cộng với nhau là điều vô lý. Nên chúng ta có thể đặt ra 2 năm xem xét lại một lần.
Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở tăng 30% người lao động rất trông chờ khi lương tăng lên, thu nhập cao hơn thì đời sống sẽ được nâng lên. Thế nhưng đồng thời việc đó là chúng ta thấy rằng, một loạt cá nhân trước đây thu nhập khoảng 8 - 9 triệu đồng/tháng, sau khi tăng thêm 30% sẽ lọt vào top phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Đương nhiên những người đó cảm thấy vừa mừng cũng vừa lo. Mừng là vì lần đầu tiên được đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước. Nhưng mà lo là không biết mình đóng bao nhiêu và rồi cuộc sống của mình có được cải thiện nhiều hay không… Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chúng ta phải chỉnh sửa ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân là cần thiết.
Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến ngành Tài chính, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Năm 2024, Bộ Tài chính đề xuất ban hành 1 luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.
Bộ Tài chính cho biết, đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.
Theo lộ trình mà Bộ Tài chính đưa ra, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 5/2026, Luật Thuế thu nhập cá nhân mới được Quốc hội thông qua.
Dự Hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; đại biểu một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Quốc phòng) công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ nghiên cứu. Theo đó, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương là Trưởng ban chỉ đạo; Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa là Phó trưởng ban chỉ đạo Thường trực. Hội nghị cũng đã thông qua dự thảo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, Tổ nghiên cứu; kế hoạch lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Các ý kiến tại Hội nghị cho rằng, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, thông qua ngày 19/6/2015 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2016, gồm 9 chương, 62 điều. Sau gần 8 năm triển khai thực hiện, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc theo quy định của Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền, lợi ích hợp pháp của quân nhân được bảo đảm và không ngừng nâng cao; góp phần xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển đất nước, tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực; yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quá trình triển khai tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, bất cập được các địa phương, đơn vị và cử tri quan tâm đề xuất nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm vấn đề: Việc đăng ký, quản lý nghĩa vụ quân sự đối với công dân trong tuổi nhập ngũ còn nhiều bất cập; thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ; độ tuổi, số lần và thời điểm gọi công dân nhập ngũ; quy định hội đồng khám sức khỏe, nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Cùng với đó, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; bảo đảm công bằng trong khi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân; xử lý vi phạm trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự; quy định liên quan điều kiện, tiêu chuẩn gọi công dân nhập ngũ; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới có nhiều nội dung thay đổi liên quan đến lĩnh vực nghĩa vụ quân sự… là những nội dung cần phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu Cục Quân lực (Bộ Tổng Tham mưu) - Cơ quan Thường trực phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế (Bộ Quốc phòng) hoàn chỉnh kế hoạch xây dự án Luật và hồ sơ các loại để trình các cấp theo quy định. Quá trình xây dựng dự án luật cần tham khảo luật nghĩa vụ quân sự của một số nước trên thế giới để nghiên cứu, trong đó cần xây dựng các chế độ chính sách ưu tiên đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và thân nhân bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Cùng với đó, bổ sung các chế tài nghiêm khắc đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng như các cơ quan liên quan trong thực hiện pháp luật nghĩa vụ quân sự.
Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng lưu ý, các cơ quan tham gia xây dựng dự án luật theo chức năng tập trung nghiên cứu chuyên sâu để hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 bảo đảm sát thực tế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.