1. Trung tâm Ngoại ngữ Trí Việt được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ thành lập ngày 14 tháng 8 năm 2019 (theo Quyết định số 2728/QĐ-SGDĐT) và cho phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (theo Quyết định số 05/QĐ-SGDĐT) gồm các chương trình sau:
1. Trung tâm Ngoại ngữ Trí Việt được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ thành lập ngày 14 tháng 8 năm 2019 (theo Quyết định số 2728/QĐ-SGDĐT) và cho phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (theo Quyết định số 05/QĐ-SGDĐT) gồm các chương trình sau:
Trường mầm non Anh Đào - Nguyễn Sơn, Hoà Cường Nam
Nhà trường có khu vui chơi trong nhà, ngoài trời đa dạng phục vụ cho các lứa tuổi khác nhau với đầy đủ trang thiết bị cho các trò chơi vận động và sáng tạo.
Chương trình chính khóa của bộ Giáo Dục Đào Tạo, giáo trình của nhà trường được giảng dạy theo phương pháp Montessori. Đây là phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất hiện nay .
Thực đơn một ngày của bé bảo đảm tốt chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đội ngũ giáo viên trẻ trung năng động, sáng tạo, nhiệt tình yêu thương trẻ.
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển ở não bộ làm trẻ mất khả năng kiểm soát sự tập trung và trở nên tăng động. Phụ huynh thường than phiền trẻ lăng xăng quá mức, không thể ngồi yên, luôn gây tiếng ồn và làm ảnh hưởng người khác, ở lớp trẻ tập trung rất kém, dễ bị xao lãng bởi tiếng động ngoài lớp hay chọc phá bạn ngay trong giờ học nên bị giáo viên phàn nàn… Rối loạn thường ảnh hưởng rất lớn đến học tập của trẻ, và một trong những nguyên nhân đến khám phổ biến của trẻ tăng động giảm chú ý là do “giáo viên yêu cầu”. Bên cạnh đó, rối loạn củng ảnh hưởng đến tâm lý và các mối quan hệ của trẻ, nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm, có thể dẫn đến rất nhiều những hệ luỵ khác như bỏ học, rối loạn lo âu, trầm cảm thậm chí sử dụng chất và tự hại…
Về điều trị tăng động giảm chú ý, có thể sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý – hành vi. Một số liệu pháp tâm lý, hành vi phụ huynh có thể áp dụng để cải thiện sự tập trung cũng như thành tích học tập của trẻ như
Tạo góc học tập cho trẻ. Trẻ cần có góc học tập yên tĩnh, tránh bị xao nhãng. Đối với học trên lớp, trẻ nên ngồi bàn nhất, đối diện bàn giáo viên, tránh cửa cái.
Chia nhỏ bài học. Vì khả năng tập trung của trẻ không cao, phụ huynh nên quan sát xem trẻ có thể tập trung tốt nhất trong bao nhiêu phút, sau đó chia nhỏ bài học, công việc sao cho trẻ có thể hoàn thành trong khoảng thời gian này.
Có kế hoạch học và làm việc rõ ràng. Ở mỗi tiết học, phụ huynh hay giáo viên nên cho trẻ biết cụ thể cần làm gì, ví dụ trong 5 phút đầu, 10 phút tiếp theo, 5 phút cuối…. ở giữa các khoảng này nên cho trẻ đứng lên hoặc ra ngoài trong 1-2 phút.
Gây sự chú ý khi yêu cầu. nhiều phụ huynh than phiền khi giao tiếp có cảm giác như trẻ không chú ý đến mình và thường làm sau hoặc không đầy đủ yêu cầu. để khắc phục phụ huynh nên gây sự chú ý cho trẻ trước khi yêu câu như gọi tên trẻ, sau khi yêu cầu nên bảo trẻ nhắc lại yêu cầu đó rồi mới thực hiện.
Trên thực tế việc điều trị tăng động giảm chú ý còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác trong đó có mục tiêu và sự mong muốn về thành tích học tập từ phụ huynh và nhà trường. Trong nhiều trường hợp cần sử dụng thuốc để cải thiện thành tích học tập của trẻ. Về lâu dài, các triệu chứng tăng động có thể giảm nhưng giảm tập trung có thể theo trẻ đến khi trưởng thành, vì vậy cần có sự định hướng phù hợp về giáo dục cũng như nghề nghiệp khi trưởng thành. Ngoài tăng động giảm chú ý thì biểu hiện tăng động củng hay gặp ở trẻ tự kỷ. Vì trẻ tự kỷ có thể có rối loạn cảm giác đặc biệt là cảm giác sâu, làm trẻ muốn tìm kiếm cảm giác cơ thể nên có xu hướng tăng động hơn. Mặc khác, vì khả năng tương tác kém, khi phụ huynh gọi tên trẻ tự kỷ lúc trẻ đang chơi hay đang vận động thì trẻ không đáp ứng lại, nên phụ huynh cũng nghĩ trẻ tăng động và “giảm chú ý”… Để phân biệt các rối loạn này phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế và có giải pháp can thiệp phù hợp.