"Cặp đôi ngày thứ Hai" giờ đây đã quá quen thuộc với khán giả theo dõi
"Cặp đôi ngày thứ Hai" giờ đây đã quá quen thuộc với khán giả theo dõi
(Xây dựng) – Vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Căng Chải và thị xã Nghĩa Lộ tổ chức công bố quyết định thành lập Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái. Trước khi thực hiện chương trình, các đại biểu đã tới dâng hoa, dâng hương tại khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ.
Ông Nguyễn Đức Trung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết, ngày 19/7/2023, Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã có Văn bản số 20/CV-HHDN gửi UBND các huyện, thị xã phía Tây của tỉnh Yên Bái, gồm thị xã Nghĩa Lộ và 3 huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Căng Chải, đề nghị phối hợp, hỗ trợ thành lập Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái. Ban vận động thành lập Hội Doanh nghiệp miền Tây với lực lượng nòng cốt là những chủ doanh nghiệp lớn, nổi bật, tiêu biểu như: Công ty Cổ phần Thịnh Đạt, Công ty Cổ phần Toàn Sơn Kim, Công ty Cổ phần Xây dựng Quang Thịnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nghĩa Lộ, Công ty TNHH Đại Đồng Tiến, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận… Đây là những doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động tích cực đóng góp cho địa phương, có trách nhiệm, nhiệt huyết, tự nguyện, tích cực vận động, tuyên truyền mục đích, tôn chỉ hoạt động của Hội, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị, doanh nghiệp khi tham gia vào tổ chức Hội.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có 68 doanh nghiệp, hợp tác xã nhất trí, tự nguyện tham gia vào Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái. Tuy số lượng, quy mô hoạt động, tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã ở mỗi huyện, thị xã không đồng đều (thị xã Nghĩa Lộ có 27; Văn Chấn có 21; Mù Căng Chải có 13 và Trạm Tấu có 7 doanh nghiệp, hợp tác xã) nhưng đã cùng nhau tiến hành thực hiện các quy trình, thủ tục xây dựng, thành lập một tổ chức xã hội, tự nguyện, để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau đẩy mạnh các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch… của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh thuộc địa bàn các huyện, thị xã phía Tây của tỉnh Yên Bái.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, thay mặt Ban Chấp hành lâm thời Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái, ông Đào Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Thịnh Đạt, Chủ tịch Hội cảm ơn Thường trực Huyện ủy, Thị ủy, UBND các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Căng Chải, thị xã Nghĩa Lộ và lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã quan tâm, tin tưởng, đề cử, quyết định công nhận các thành viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội và cá nhân ông được giao trọng trách làm Chủ tịch Hội. Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái sẽ là một tổ chức thống nhất, bình đẳng, đoàn kết, cùng chung ý chí, nguyện vọng của các hội viên, cùng nhau chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức, đẩy mạnh phát triển sản xuất, hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế, làm giàu chính đáng, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động…
Bà Bùi Thị Sửu - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái chia sẻ, việc thành lập Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái với mục đích Hội sẽ trở thành mái nhà chung, làm cầu nối sự hợp tác giữa các hội viên, các nhà đầu tư, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chuyên môn có liên quan ở khu vực phía Tây của tỉnh Yên Bái, để nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các hội viên ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị phía Tây nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung.
Bước đầu thành lập, Hội không thể không khỏi có những bỡ ngỡ trong tổ chức hoạt động, vì vậy, yêu cầu đặt ra là Hội cần phải có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phân công nhiệm vụ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội để thực hiện các nhiệm vụ của Hội; là tiếng nói chung của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh; tiếp tục vận động, phát triển hội viên; chủ động thích ứng linh hoạt với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số, đổi mới công nghệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nhân dịp này, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thị xã Nghĩa Lộ 20.000.000 đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái và Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái đã ký kết thỏa thuận hợp tác.
Nếu được một lần du lịch miền tây, hãy nhớ dành một ngày đến thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi sở hữu hệ sinh thái đặc trưng của vùng ngập nước Đồng Tháp Mười với nhiều điều thú vị. Đặt tour vườn quốc gia Tràm Chim...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2023, tỉnh Hưng Yên đứng thứ 10 cả nước về thu hút FDI với gần 700 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ và gần bằng thu hút FDI cả năm 2022 (747 triệu USD).Khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng Yên tiếp nhận gần 100 dự án FDI. Ảnh sưu tầm
Tính đến thời điểm này, tỉnh có 533 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.
Toàn tỉnh có 17 khu công nghiệp đang hoạt động với diện tích hơn 4,4 nghìn héc-ta. Một số dự án vốn đầu tư lớn tại các khu công nghiệp, điển hình như Hoya, Nippon Mektron, Kyocera, Toto.
Trong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh đang xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng thân thiện, tiết giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp bằng việc nâng cao các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và địa phương cấp huyện theo hướng mở, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để hoàn thiện dần các hoạt động hỗ trợ theo hướng thực chất, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án đang được tỉnh triển khai. Hằng năm, lãnh đạo tỉnh trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Để thu hút các nhà đầu tư, tỉnh thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về môi trường đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Website của một số sở, ban, ngành với nội dung chính như các chính sách ưu đãi đầu tư, những dự án mời gọi vốn đầu tư, nội dung về quy hoạch tổng thể, vùng, ngành, lĩnh vực; lĩnh vực ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được những lợi thế trong quá trình đầu tư tại tỉnh.
Các cơ chế ưu đãi được tỉnh xây dựng và thực hiện đúng pháp luật, cụ thể, phù hợp với đặc thù, tính chất của dự án đầu tư.
Việc thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng nhằm minh bạch hóa việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hỗ trợ khảo sát địa điểm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp tiềm năng, thế mạnh, quy hoạch phát triển địa phương.
Tỉnh đã thống nhất danh mục dự án, giao các sở chuyên ngành lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư để công bố danh mục thu hút đầu tư.
Tập trung triển khai đầu tư các công trình hạ tầng phụ trợ như điện, nước sạch, viễn thông, xử lý nước thải; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn; chú trọng chuyển đổi số, hoàn thiện mô hình chính quyền điện tử theo hướng hiện đại; công khai, minh bạch các thông tin, dữ liệu.
Chủ động, tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, hỗ trợ người dân sau khi thu hồi đất, để kịp thời bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ theo kế hoạch.
Thời gian tới, tỉnh tập trung rà soát, đổi mới và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách, các giải pháp thiết thực để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên tiếp tục xây dựng danh mục các dự án kêu gọi thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; các dự án lớn, hàm lượng công nghệ cao, đóng góp nhiều cho ngân sách và thân thiện với môi trường, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút dự án FDI trên địa bàn./.