Người Việt Làm Gì Tại Mỹ Gốc Me Nhất Thế Giới

Người Việt Làm Gì Tại Mỹ Gốc Me Nhất Thế Giới

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Một vài công việc làm hãng ở Mỹ

Công việc nào cũng có cái khó riêng. Có những công việc nặng đòi hỏi thể chất, có những công việc đòi hỏi kỹ thuật như: hàn, tiện. Cũng có những công việc tương đối dễ.

Thời gian đầu nếu chưa tìm được việc phù hợp sẽ thấy hơi cực. Tuy nhiên nếu tìm được việc phù hợp và làm quen tay thì sau này sẽ ổn định hơn.

Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là cản trở về tiếng Anh. Nên mọi người thường tìm những hãng có người Việt để dễ xin việc.

Ở Mỹ có một luật về công bằng trong lao động, không được kỳ thị người xin việc dựa trên độ tuổi, giới tính, sắc tộc,… Người Việt ai cũng chịu thương chịu khó nên dù sẽ có những người gặp cản trở về ngôn ngữ, tuy nhiên cứ làm việc chăm chỉ thì mọi khó khăn sẽ được vượt qua.

Bài viết “làm hãng ở Mỹ” được tham khảo từ bài viết của Võ Kiến Thành. Admin nhóm Facebook Luật di trú và cuộc sống Mỹ.

Ở Hoa Kỳ, trung bình mỗi em bé từ lúc trong bụng mẹ đến khi ra đời sẽ lấy đi khoảng $37,000 từ tiền túi của cha mẹ hoặc các hãng bảo hiểm. Một ca sinh nở thường có giá khoảng $10,000, và cho một ca sinh mổ là khoảng $15,000, chưa kể các ca khó cần các dịch vụ đặc biệt.

Giá một ca sinh tại Thụy Sĩ là khoảng $ 5,000, chỉ bằng một nửa hay một phần ba chi phí tại Hoa Kỳ. Và Thụy Sĩ là nước xếp thứ hai trong danh sách các nước có chi phí phụ sản cao nhất thế giới.

Bài báo nhấn mạnh bốn điểm chính.

Thứ nhất, các dịch vụ tại Hoa Kỳ có chất lượng tương tự các nước khác, nhưng chi phí cao vì hệ thống y tế rời rạc khiến bệnh nhân lãng phí tài chánh vào các dịch vụ không cần thiết.

Thứ hai, giá tiền các dịch vụ phụ sản liên tục tăng. Chi phí cho sanh nở tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng sáu năm, từ 2004 đến 2010, và giá hiện nay là gấp ba lần so với mức giá hồi năm 1996.

Thứ ba, các bệnh viện viết hóa đơn rất cao rồi cho hãng bảo hiểm được trả mức giá ưu tiên, điều này khiến những người không có bảo hiểm càng khổ sở hơn.

Thứ tư, những ai có bảo hiểm nay cũng phải trả tiền co-pay cao hơn hai thập niên trước nhiều lần, khoảng $3,400 theo thống kê.

Những người được phỏng vấn trong bài báo này bao gồm một bà mẹ từng vất vả tìm các dịch vụ phụ sản khuyến mãi để sinh con hồi Tháng Tư, một nhà kinh tế học của trường Y Tế Johns Hopkins Bloomberg, và một bác sĩ phụ sản tại bệnh viện công Maricopa, nơi có chương trình dịch vụ “trọn gói” cho các bà mẹ có thai mà không có bảo hiểm.

Người mẹ sinh con mà không có bảo hiểm phụ sản có tên là Renee Martin. Cô nói cô lúc nào cũng phải hỏi trước là ‘”sẽ tốn hết bao nhiêu tiền?” mỗi lần nghe người ta nói là đi khám chỗ này, làm thứ này thứ khác.

Hai vợ chồng cô Martin có đi làm và có bảo hiểm của công ty. Tuy vậy, đến khi cô có thai thì hai vợ chồng mới nhận ra là loại bảo hiểm họ có không chi trả cho bất kỳ dịch vụ phụ sản nào. Cô Martin kể rằng cô và chồng đã phải kỳ kèo các nơi để tìm ra giá rẻ nhất, để khám thai, hay siêu âm, hay tìm nơi sanh…

“Tôi biết là nếu tôi sinh mổ thì tình hình tài chính của chúng tôi đã thảm hại.” Cô Martin nói.

Bác sĩ Dean Coonrod, bác sĩ trưởng tại bệnh viện có dịch vụ phụ sản đặc biệt cho người không bảo hiểm, cho biết: “Để cho bà mẹ giữa thai kỳ phải đắn đo xem có thêm $1,000 để trả không, có vẻ gì đó không đúng.” Bệnh viện Maricopa ở Phoenix nơi ông làm việc có chương trình đặc biệt cho người không có bảo hiểm. Hóa đơn là $3,850 cho sanh thường và $5,600 nếu sanh mổ, bao gồm các phí thử nghiệm, phí bệnh viện, và cho bác sĩ, vậy là bằng một phần ba mức giá trung bình của toàn quốc cho dịch vụ tương tự.

“Trước đây chúng ta không có kiểu cần đủ các dịch vụ y tế khác nhau khi chuẩn bị có con,” ông Gerard Anderson, một nhà kinh tế học của trường Y Tế Johns Hopkins Bloomberg, nói.

“Giờ chúng ta phải chi trả riêng lẻ cho từng dịch vụ, và phải trả nhiều hơn cho mỗi dịch vụ y tế chúng ta cần.”

Chị Nguyễn Thanh Bình chinh phục thành công đỉnh Ama Dablam trên dãy Himalayas (Nepal) cùng nhà leo núi Phan Thanh Nhiên - Ảnh: NVCC

Năm 2024 ghi nhận nhiều người Việt Nam chinh phục thành công (summit) các đỉnh núi khét tiếng về độ khó tại dãy tuyết sơn Himalayas vùng Nam Á.

Một tuần trước khi lên được đỉnh Ama Dablam, chị Thanh Bình cũng chinh phục thành công đỉnh Lobuche cao 6.119m cách Ama hơn 10km đường chim bay.

Ngày 14-11, chị Thanh Bình đã về đến Hà Nội, khép lại chuyến đi rất thành công và tiếp tục hướng tới những chuyến leo núi mới trong năm 2025.

Người leo núi không phải cho mọi người thấy bạn đã làm được gì, danh hiệu gì. Đó là hành trình khám phá, tìm kiếm bản thân từ bên trong. Hành trình đó chỉ có mình bạn đối diện với con người thật của bạn. Bạn sẽ giác ngộ nhiều khía cạnh cuộc sống, sẽ nhận ra điều gì là giá trị đích thực của cuộc đời mình.

Chị NGUYỄN THANH BÌNH (người phụ nữ Việt đầu tiên lên đỉnh Ama Dablam)

Trước đó nhiều người Việt đã cố gắng chinh phục các thử thách khác nhau trên vùng núi non hiểm trở "nóc nhà thế giới".

Bác sĩ phẫu thuật Ngô Hải Sơn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Hà Nội) dành hẳn một tháng ròng đến Pakistan để leo núi K2 - ngọn núi cao thứ nhì thế giới sau Everest nhưng lại khét tiếng là "đỉnh núi nguy hiểm nhất thế giới".

"K2 trên dãy núi lớn Karakoram bao trùm biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc. Tôi bắt đầu hành trình leo bộ dài 100km từ Askoli thuộc Skardu đến Trại nền K2.

Sau đó phải thực hiện việc luyện tập thích nghi leo lên xuống các trại 1-2-3... của núi để cơ thể thích nghi độ cao (rotation) trong suốt hai tuần. Khi giảm thiểu nguy cơ bị sốc độ cao (AMS) và đợi đến ngày thời tiết tốt, tôi mới chính thức hành trình leo thẳng lên đỉnh cao 8.611m vào ngày 28-7", bác sĩ Hải Sơn cho biết.

Đỗ Hữu Nam và người sherpa dẫn đường Sonam Jangbu trên đỉnh núi Manaslu 8.163m - Ảnh NVCC

Như vậy, bác sĩ Hải Sơn trở thành người Việt thứ hai sau anh Khải Nguyễn (kỹ sư công nghệ hiện đang làm việc tại Mỹ) chinh phục thành công K2.

Với những người yêu môn thể thao mạo hiểm như leo núi, câu nói "thất bại là mẹ thành công" rất hợp bởi trước đây bác sĩ Sơn và kỹ sư Khải từng leo ngọn Manaslu ở Nepal song lên tới Trại 3 (6.800m) thì buộc phải quay xuống vì tuyết lở.

Đến cuối tháng 9-2024, trong mùa leo núi thu đông ở Nepal, lần lượt các nhà leo núi/huấn luyện viên Bùi Văn Ngợi, hướng dẫn viên Đỗ Hữu Nam, doanh nhân Nguyễn Mạnh Duy và kỹ sư Khải Nguyễn tham gia leo núi Manaslu cao 8.163m (cao thứ 8 thế giới) trên Himalayas.

Đỗ Hữu Nam lên đỉnh Manaslu thành công lúc gần 6h sáng 24-9, còn kỹ sư Khải Nguyễn cũng summit Manaslu sáng 25-9. Đây là hai người Việt đầu tiên được Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Nepal cấp giấy chứng nhận summit Manaslu.

Chị Nguyễn Thanh Bình trên dãy Himalayas tháng 11-2024

Trả lời Tuổi Trẻ, chị Nguyễn Thanh Bình kể: "Nếu như đường leo Lobuche không quá khó khăn chỉ cần mình vững bước là tới đích thì Ama Dablam lại là ngọn núi có địa hình rất thách thức, nhất là đối với nữ giới.

Chúng tôi phải đu dây vượt nhiều đoạn dốc đá cao thẳng đứng, cheo leo nguy hiểm, đòi hỏi người leo không chỉ có thể lực tốt mà còn vững kỹ thuật".

Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công nữa, theo chị Bình, đó chính là tinh thần.

"Tôi chuẩn bị kỹ tâm thế để giữ bình tĩnh, hoàn thành mục tiêu từng ngày. Tôi cảm ơn người đồng đội và đội sherpa giàu kinh nghiệm đã hỗ trợ tốt cho mình.

Sự cố một người bạn nữ leo núi khác cùng đi từ Việt Nam sang chung chuyến với tôi song bạn buộc phải dừng hành trình giữa chừng một cách đáng tiếc cũng làm cho tôi thêm quyết tâm và động lực phải summit được Ama Dablam để bù cho bạn".

Người đồng hành cùng chị Bình trong chuyến chinh phục kép đỉnh Lobuche và Ama Dablam là nhà huấn luyện leo núi Phan Thanh Nhiên - một trong số rất ít người Việt Nam đã chinh phục được Everest.

Chị Bình cho biết: "Thanh Nhiên là bạn bè lâu năm và cũng là người thầy về leo núi đầu tiên của tôi. Chúng tôi rất hiểu ý nhau trên hành trình. Tôi luôn nhớ lời Nhiên để đến được với ước mơ thì không có cách nào khác là phải duy trì tập luyện hằng ngày, suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề".

Bác sĩ Ngô Hải Sơn trên đỉnh núi “nguy hiểm nhất thế giới” K2

Trong đợt leo núi mùa xuân ở Nepal tháng 4-2023, Phan Thanh Nhiên và Thanh Bình từng leo Everest.

Tiếc là khi leo đến độ cao 6.800m, chị Bình hay tin dữ từ Việt Nam báo sang là bố của chị qua đời. Trong tâm trạng rối bời, chị Bình từ bỏ hành trình, trở về Hà Nội thọ tang bố chỉ với tấm hộ chiếu trên tay.

"Sau đó, tôi trở lại Nepal thu dọn đồ đạc còn để lại. Được sự động viên của sherpa, tôi thử leo Everest lần nữa và đã lên tới Trại 3 (7.500m). Tiếc là đến đây tôi lại không thể đi tiếp được nữa do thời tiết quá xấu, có bão lớn. Tôi bắt buộc phải từ bỏ ước mơ để đi xuống", chị Bình kể.

"Hành trình Everest là ký ức không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời đối với tôi. Sau đó tôi đã có một khoảng lặng dài như để trốn tránh, lãng quên, cất giấu đi tất cả mọi việc liên quan đến núi.

Mãi đến ngày đầu năm 2024, tôi lại leo núi Sa Mu U Bò ở Sơn La để đón ánh bình minh đầu tiên chào đón năm mới trên đỉnh núi theo thói quen duy trì hằng năm. Khoảnh khắc đó tôi mới nhận ra rằng mình không thể từ bỏ leo núi. Rằng tôi sẽ quay lại", chị Bình chia sẻ đam mê và ý chí.

Thế là trong năm 2024, Bình lên đường chinh phục "nóc nhà châu Phi" Kilimanjaro (5.895m) ở Tanzania rồi tới Lobuche và Ama Dablam.

"Đây là những hành trình giúp tôi tìm lại sự tự tin, niềm tin vào bản thân, đồng thời cũng khẳng định lại sự phù hợp về thể lực của mình với môn leo núi khắc nghiệt".

Còn về giấc mơ Everest dang dở? Người phụ nữ Hà Nội yêu viết văn, vẽ tranh và dạy nghệ thuật cho thiếu nhi này thổ lộ:

"Tôi đã hoàn thành bản thảo cuốn sách tựa là Đỉnh tuyết viết về những hồi ức không quên từ Everest để chia sẻ với cộng đồng leo núi, dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian tới. Và nếu ông trời còn thương và dành cho một cơ hội sau tất cả những gì tôi đã trải qua, tôi sẽ trở lại chinh phục đỉnh Everest".

"Mỗi ngọn núi tôi đã leo là một trang mới trong hành trình của bản thân, giúp tôi thêm yêu đời và quý trọng những gì mình đang có. Chinh phục đỉnh Manaslu là hành trình vượt qua giới hạn của bản thân.

Nó không chỉ là một dấu ấn về thể lực mà còn là một chiến thắng về mặt tinh thần. Điều này tiếp thêm cho tôi sức mạnh trong cuộc sống của mình", anh Đỗ Hữu Nam, người chinh phục đỉnh Ama Dablam ngày 24-9.

Tại Litva, nơi người trẻ hạnh phúc nhất thế giới, hầu hết sinh viên được miễn học phí, người trẻ hài lòng với cuộc sống nhiều cơ hội, giá thuê nhà phải chăng.

Trong một ngày nắng ấm ở Vilnius, thủ đô Litva, một nhóm thanh niên ngồi uống cà phê dưới bóng cây. Trên tay cốc đồ uống giá rẻ, Simona Jurkuvenaite, 23 tuổi, chia sẻ vừa được chính phủ hỗ trợ gần 23.000 USD để đạo diễn phim ngắn đầu tay.

"Thật tuyệt khi nhận được những cơ hội tốt thế này. Litva thật đáng sống", cô nói, chỉ tay về phía thảm cây cối được cắt tỉa cẩn thận quanh quảng trường nơi cả nhóm đang ngồi.

Những cơ hội này, cùng tinh thần lạc quan cao của người trẻ trong nước đã góp phần đưa Litva lên vị trí đứng đầu bảng Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 của Liên Hợp Quốc và Đại học Oxford, trong hạng mục đo chỉ số hạnh phúc của nhóm tuổi dưới 30.

Từ trái qua phải là Simona Jurkuvenaite, Karolina Motiejunaite và Gantas Bendikas tại Vilnius, thủ đô Litva. Ảnh: Guardian

Thế hệ Gen Z (sinh năm 1997-2012) và Millennials dưới 30 tuổi ở Litva tự chấm điểm hạnh phúc của mình là 7,76 trên thang 10, vượt xa điểm ở Anh hay Mỹ, trong bối cảnh giới trẻ phương Tây phàn nàn về mức sống, phúc lợi, giá nhà cao.

"Tôi thực sự thích ở Litva", Gantas Bendikas, bạn Jurkuvenaite, nói. Chàng trai 23 tuổi sắp tốt nghiệp mà không mắc nợ và cũng không lo lắng về thị trường lao động. "Đúng là Litva vẫn còn vấn đề, nhưng đâu cũng có vấn đề cả. Nhiều người trẻ ở Litva yêu nước. Chúng tôi cảm giác như đang sống chất lượng hơn so với nhiều người ở châu Âu".

Litva của Jurkuvenaite và Bendikas rất khác so với thời thế hệ cha mẹ họ lớn lên. GDP của Litva đã tăng 4 lần kể từ khi thế hệ trẻ ra đời.

Quốc gia này đang đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ, có nhiều start up phát triển. Năm 2023, thu nhập trung bình trong nước tăng 12,6%. Hầu hết sinh viên có cơ hội học đại học miễn phí. 57% dân số nước này có trình độ đại học, so với mức trung bình 43% của EU.

Vị trí Litva và thủ đô Vilnius. Đồ họa: AH

Vị trí đứng đầu thế giới về chỉ số hạnh phúc của người dưới 30 tuổi của Litva có thể khiến nhiều người địa phương ngạc nhiên. Jurkuvenaite và Bendikas cũng thừa nhận Litva không phải nơi thú vị nhất thế giới và có thể hơi nhàm chán.

Giới chức du lịch Litva thừa nhận nhiều người không biết đến nước này. Khảo sát năm 2019 cho thấy chỉ 5% người Anh biết vị trí và tên của thủ đô Litva. Nhưng đối với hầu hết người trẻ nước này, cuộc sống tại đây có nhiều cơ hội.

"Khi trò chuyện với các bạn cùng lứa ở Paris, Tokyo, London, tôi nhận ra mình thật may mắn khi sở hữu studio riêng", Jolita Vaitkute, nghệ sĩ 28 tuổi nói tại khu phức hợp văn hóa nghệ thuật Lukiskes, trước đây là nhà tù khét tiếng. Trong khoảng sân nhiều nắng phía dưới, khoảng 20-30 người trẻ đang uống bia, cười đùa.

Các studio trong tòa nhà được cho thuê với giá 100-530 USD một tháng. Giá thuê bất động sản ở Litva rẻ hơn mặt bằng chung châu Âu, dù đã tăng 144% trong giai đoạn 2010-2022.

Nghệ sĩ Litva Jolita Vaitkute. Ảnh: Guardian

"Chúng tôi nhận thấy khoảng cách mức độ hài lòng về cuộc sống giữa Đông và Tây Âu đang dần thu hẹp. Giới trẻ Trung Âu và Đông Âu hạnh phúc hơn thế hệ cũ một cách rõ rệt", John Helliwell, chuyên gia dẫn đầu nhóm thực hiện Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2024, được thực hiện tại 140 quốc gia, nói.

Kavtaradze từng xuất bản phim ngắn đầu tay năm 2014 nói về thử thách mà người trẻ Litva đối mặt là "phải lựa chọn giữa quá nhiều cánh cửa mở ra trước mặt".

"Đây là đặc ân mà thế hệ cha mẹ tôi chỉ có thể mơ ước", cô nói. "Thế hệ chúng tôi có cơ hội chứng kiến đất nước chuyển mình rất nhanh. Tất cả đều lớn lên với hoàn cảnh kinh tế giống nhau, tôi không có bạn nhà giàu trong thời thơ ấu. Điều này dường như khiến chúng tôi nghĩ rằng mình có thể làm bất cứ điều gì".

Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine có nguy cơ làm đảo lộn sự ổn định mà Litva đã nỗ lực đạt được trong 34 năm qua. "Từng chứng kiến nhiều chuyển biến kinh tế, xã hội, người trẻ chúng tôi lớn lên cùng nỗi sợ rằng những điều tốt đẹp hiện tại có thể mất đi chỉ trong tích tắc", Karolona Motiejunaite, nhân viên marketing 23 tuổi, nói.

Người Litva thư giãn dưới bóng mát cạnh sông Neris ở thủ đô Vilnius. Ảnh: Guardian

Tại công viên trượt ván White Bridge bên bờ sông Neris, nhiều thanh thiếu niên tắm nắng cạnh sân bóng chuyền. Ai cũng hồ hởi, trả lời về mức độ hài lòng cao đối với cuộc sống khi các phóng viên tìm hỏi.

"Tôi thấy cuộc sống về đêm ở Litva tuyệt nhất châu Âu", một sinh viên ngành phần mềm 21 tuổi, nói khi đeo kính râm tắm nắng. Nhưng anh không có thiện cảm với mùa đông khắc nghiệt ở Litva, bày tỏ mong muốn mua một căn nhà tại nơi xa để ở khi cái lạnh ập đến.

Hoàng hôn phủ xuống, đường phố, các quán bar ở thủ đô dần nhộn nhịp. Bên trong một quán bar, Lukas Sazenis, 29 tuổi, nhân viên công nghệ thông tin, đang uống bia với đồng nghiệp. Buổi tối vui vẻ của họ chỉ vừa bắt đầu.

"Liệu tôi có phải người hạnh phúc nhất thế giới không? Có lẽ không phải hạnh phúc nhất, nhưng tôi thấy khá hạnh phúc, cảm giác rất tuyệt và thoải mái. Chúng tôi đang hướng đến phía trước, không trì trệ", Sazenis nói.