Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Tại Việt Nam, cũng có các tổ chức là công ty gia đình, quy mô khá hùng hậu, không hề thua kém các tập đoàn nước ngoài, hiện diện ở nhiều ngành nghề, tha hồ cho bạn lựa chọn:
Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng kinh doanh đa ngành nghề như bất động sản, du lịch, giáo dục, nông nghiệp, công nghệ, dịch vụ y tế.
Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) của đại gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn – cha chồng của ngọc nữ Tăng Thanh Hà – kinh doanh chủ yếu trong ngành thời trang, ẩm thực, dịch vụ sân bay, quảng cáo, du lịch, trung tâm thương mại.
Tập đoàn Kinh Đô do ông Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành sáng lập và điều hành chuyên kinh doanh sản xuất thực phẩm, chủ yếu là các loại bánh ngọt như bánh bông lan, bánh Trung Thu, bánh quế, snack...
Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji điều hành bởi đại gia tộc họ Đỗ, hiện do ông Đỗ Minh Phú làm chủ tịch Hội đồng quản trị chuyên khai thác đá quý, kinh doanh vàng miếng, mua bán vàng nguyên liệu, chế tác trang sức…
Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) chuyên sản xuất các loại giày dép nam nữ chất lượng cao, bao gồm dép xốp, sandal, giày thể thao, giày da, giày tây…
Công ty gia đình là nơi mà các vị trí quản lý điều hành chủ chốt đều do các thành viên gia đình nắm giữ. Mọi quyết sách công ty nhờ vậy có tính thống nhất và tốc độ quyết đoán rất cao. Quy mô của công ty gia đình đã vươn tầm tập đoàn, trở thành nơi làm việc đáng mơ ước của nhiều ứng viên. Dù khó trở thành quản lý cấp cao nhưng phấn đấu lên quản lý cấp trung thì quân sư TalentBold tin chắc hoàn toàn khả thi.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: [email protected] Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng
Định hướng của bạn không chắc sẽ gắn bó lâu dài cùng công ty gia đình mà mình đang làm việc, vì vậy đừng khó chịu hay phản bác trước những chính sách đãi ngộ ưu ái người nhà mà quản lý hoặc công ty dành cho một ai đó. Rất nhiều đồng nghiệp khác cũng nhận ra điều đó đâu, vì vậy, hãy xem đó như một điều hiển nhiên, chỉ cần những thỏa thuận quyền lợi mà công ty thỏa thuận với bạn khi ký hợp đồng vẫn thực hiện đầy đủ là được.
Những chính sách khen thưởng, tăng lương, tăng phúc lợi… vẫn được công ty gia đình chú trọng để giữ chân nhân tài. Cho nên, thay vì để ý từng chút đến quyền lợi ưu đãi người nhà của Sếp thì chúng ta nên tập trung hoàn thành công việc của chính mình để có được những ưu đãi đó bằng chính năng lực thực sự.
Không cần phải e sợ hoặc nhiệt tình thái quá với người nhà của Sếp hoặc những thành viên quản lý khác. Tốt nhất giữ một thái độ hòa nhã, thân thiện như đối với những thành viên khác. Như vậy, bạn vừa không phải mất nhiều thời gian để tâm đến họ, tập trung cho công việc chính, vừa không khiến Sếp à người nhà Sếp “để ý” đến bạn, công việc cũng sẽ suôn sẻ hơn.
Thành viên giữ vai trò chủ gia đình cũng sẽ giữ vai trò cao nhất trong công ty, nắm quyền quyết định mọi quyết sách hoạt động dựa trên lợi ích dài hạn của cả gia tộc.
Quyền lợi của công ty chính là quyền lợi của gia đình, vì vậy, với một bộ máy quản lý toàn là người nhà thì việc nhất quán trong quản lý và điều phối công việc sẽ thuận lợi hơn, thống nhất chiến lược nhanh và hiệu quả.
Là thành viên trong gia đình nên mọi người khá hiểu lẫn nhau, và cũng hiểu rõ quyền lợi chỉ có thể tối ưu khi họ cùng đứng trên một chiến tuyến. Ngoài những yếu tố về cấp bậc chức vụ thì cấp bậc huyết thống gia đình cũng góp phần nâng cao mức độ đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau trong công ty gia đình.
Nắm giữ tỷ lệ vốn lớn, nắm giữ vị trí chức vụ quan trọng nên hầu hết các thành viên tham gia quản lý trong công ty gia đình đều ý thức cao trách nhiệm chuyên môn phải hoàn thành. Họ phối hợp khá ăn ý và dễ dàng trong các hoạt động dạng kết nối nhiều khâu, nhiều chuyên môn, giúp cho tốc độ triển khai được nâng cao.
Sự lãng phí hay liều lĩnh trong sử dụng tài chính được hạn chế tối đa, vì mọi thành viên hiểu rõ tiền là của chính họ, mọi sự bất cẩn đều dẫn đến hao hụt cho toàn bộ gia tộc. Vì vậy, vấn đề tài chính được kiểm soát khá chặt chẽ, dễ dàng phát hiện lỗ hổng trong chi tiêu, cũng dễ dàng điều chỉnh thắt chặt chi tiêu khi cần thiết.
Việc kêu gọi thêm vốn hoặc nguồn lực từ bên ngoài góp vào công ty gia đình thường khá khó khăn. Bởi lẽ, các nhà đầu tư chỉ được góp một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi quyền quản lý điều hành vẫn nằm trong tay các thành viên gia đình chủ công ty. Họ cảm thấy rủi ro nên rất cân nhắc khi đầu tư, dù là đầu tư tiền bạc hay đầu tư vật chất (máy móc, thiết bị…)
Nhân lực giỏi thì luôn mong muốn thăng tiến chức vị, nhưng với công ty gia đình, điều này không dễ, trừ khi tương lai nhân sự đó trở thành một thành viên của gia đình qua việc kết hôn hay được nhận làm con nuôi hợp pháp. Chưa kể, những bất cập về tính công bằng trong quyền lợi giữa nhân viên là người thân gia đình và nhân viên bình thường cũng dễ khiến nhân viên giỏi nản lòng.
Phong cách làm việc trong công ty gia đình ít nhiều cũng mang tính tuân thủ, giống như việc con cháu phải nghe lời ông bà, cha mẹ trong gia đình vậy. Do đó, theo thời gian, chất lượng đổi mới, cải tiến trong công ty gia đình có thể bị giảm sút do vai trò quyết định vẫn nằm ở những người tuổi đời cao, dù kinh nghiệm nhiều nhưng họ khó nhạy bén với thị trường đa chiều.
Không phải là tất cả nhưng rất nhiều công ty gia đình, thế hệ kế thừa không có đủ năng lực, sự tài ba như cha ông ngày trước. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động trong tương lai cũng như giá trị sự nghiệp của gia tộc khi mà toàn bộ quyền điều hành chỉ bàn giao cho người trong gia đình.
Đây là điều khó tránh nhất là khi nói đến quyền lợi kinh tế giữa các thành viên. Nếu phát sinh mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn này rất có thể sẽ được đem vào công ty làm cho guồng máy hoạt động ngay lập tức xuất hiện tình trạng thiếu hợp tác, nhân viên cũng bị vạ lây.
Như đã nói, pháp luật không ràng buộc khái niệm công ty gia đình, cũng không bắt buộc họ phải bó hẹp hình thức thành lập doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…). Do vậy, về mặt pháp lý thành lập, không có sự khác biệt, chỉ khi nhin vào cơ cấu tổ chức nội bộ thì mới thấy những điểm khác biệt nổi bật:
Các chức danh chủ chốt có vai trò quyết định chiến lược, điều hành hệ thống vận hành công ty đều do những thành viên trong gia đình đảm nhận. Ngoài người thân ruột thịt (anh chị em, con cái, cháu ruột…) thì những thành viên như con dâu, con rể, con được nhận nuôi hợp pháp… cũng được tính là thành viên trong đại gia đình.
Các công ty gia đình hoạt động theo hình thức cha truyền con nối, có sự kế thừa liên tiếp nhiều đời nên nói về thâm niên tồn tại hoạt động thì con số vài trăm năm cũng không phải là hiếm.
Hầu hết vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty gia đình đều do các thành viên gia đình tự đóng góp, tỷ lệ lên đến 100%. Điều này đảm bảo sự chủ động và nhất quán trong hoạt động tài chính của công ty gia đình.