IRS (The Internal Revenue Service) - Sở Thuế Vụ là cơ quan thu thuế của nhà nước Hoa Kỳ và đồng thời là cơ quan quản lý-điều hành bộ luật thuế do Quốc Hội ban hành. Nhiệm vụ của IRS là phục vụ đắc lực người đóng thuế ở Hoa Kỳ qua công tác giúp đỡ họ hiểu và thi hành nhiệm vụ đóng thuế, và qua việc thực thi luật thuế công bằng và vô tư đối với mọi người.
IRS (The Internal Revenue Service) - Sở Thuế Vụ là cơ quan thu thuế của nhà nước Hoa Kỳ và đồng thời là cơ quan quản lý-điều hành bộ luật thuế do Quốc Hội ban hành. Nhiệm vụ của IRS là phục vụ đắc lực người đóng thuế ở Hoa Kỳ qua công tác giúp đỡ họ hiểu và thi hành nhiệm vụ đóng thuế, và qua việc thực thi luật thuế công bằng và vô tư đối với mọi người.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (sửa đổi tại Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh), có quy định về phương pháp tính thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp khoán.
Theo đó, hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán cần phải nộp từ đầu năm, thì hộ khoán sẽ cần phải thực hiện hoạt động nộp thuế theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp các hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm tuy nhiên trong năm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc tạm dừng hoạt động kinh doanh, thì cơ quan thuế cần phải thực hiện hoạt động điều chỉnh số thuế còn phải nộp theo hướng dẫn quy định cụ thể tại Điều 13 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trong trường hợp các hộ khoán mới ra kinh doanh trên thị trường trong năm (tức là kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì theo quy định của pháp luật, các hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu kinh doanh trong năm đó trên 100.000.000 đồng, hoặc các hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100.000.000 đồng cho xuống.
Như vậy có thể nói, nếu như các hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương thức khoán, thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đó sẽ cần phải nộp thuế theo đúng thông báo của cơ quan thuế về số thuế khoán cần phải nộp trong năm.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ bao gồm nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, trong đó điển hình là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để thực hiện hoạt động cầm cố. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật, trong đó có nghĩa vụ về thuế. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ thường hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Có thể kể đến các nghĩa vụ về thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
Thứ nhất, thuế môn bài. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài (sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài), thuế môn bài được quy định cụ thể như sau:
Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;
Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
Như vậy có thể nói, tùy thuộc vào mức doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ khác nhau, thuế môn bài đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cũng sẽ được xác định khác nhau.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ giá trị gia tăng dựa trên doanh số áp dụng tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất luật thuế giá trị gia tăng. Việc tính thuế giá trị gia tăng sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, kinh doanh và doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Công thức tính thuế giá trị gia tăng hiện nay được quy định cụ thể như sau:
Thuế giá trị gia tăng = Biểu giá trị gia tăng dựa trên doanh thu của Cục thuế ban hành x doanh thu x thuế suất thuế giá trị gia tăng.,
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, dựa trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, ban hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện nay được áp dụng như sau:
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế ban hành x doanh thu.
Căn cứ Điều 10 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (sửa đổi tại Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh), có quy định về các ăn cứ tính thuế như sau:
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu;
– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng;
– Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì mức thuế suất phải chịu trong trường hợp này được xác định theo công thức:
(1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng.
(2) Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Trong thông báo chính thức đưa công bố ngày 11/10, Microsoft bày tỏ không đồng tình với yêu cầu của IRS và cho biết đã liên lạc với văn phòng xử lý các kháng nghị của IRS để thực hiện quy trình phản đối yêu cầu, nếu cần thiết sẽ thực hiện các quy trình pháp lý.
Trong blog mới đăng tải, Microsoft cho biết vấn đề mà IRS nêu ra liên quan việc công ty này chuyển doanh thu qua các khu vực pháp lý quốc tế trong giai đoạn nêu trên. Theo Microsoft, cơ chế được gọi là chia sẻ chi phí này cũng đã được nhiều tập đoàn đa quốc gia áp dụng, phản ánh đúng bản chất toàn cầu của hoạt động kinh doanh. Microsoft tin tưởng quy trình của công ty phù hợp với quy định của IRS và điều luật liên quan.
Microsoft cho rằng yêu cầu của IRS bắt nguồn từ những vấn đề đã được thảo luận từ nhiều năm nay nhằm giải quyết những thắc mắc về cách các công ty đa quốc gia phân bổ thu nhập và chi phí để tính thuế. Microsoft đã thay đổi cấu trúc và các quy trình của doanh nghiệp trong giai đoạn nêu trên và vì vậy, vấn đề mà IRS nêu ra chỉ là quá khứ không phải hiện tại. Từ năm 2004, Microsoft đã thanh toán hơn 67 tỷ USD tiền thuế cho Chính phủ Mỹ. Microsoft ước tính quy trình kiến nghị yêu cầu của IRS có thể kéo dài nhiều năm và nếu vẫn không thể giải quyết với IRS, công ty sẽ đưa vấn đề ra tòa.
Hoạt động kế toán của các công ty công nghệ lớn tại Mỹ từ lâu đã bị giới chức quản lý hoài nghi. Chính phủ các nước cũng cho rằng những công ty như Apple, Amazon hoặc Microsoft chuyển doanh thu qua những nước (khu vực pháp lý) áp thuế thấp hoặc miễn thuế để tránh bị đánh thuế ở các thị trường chính, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Những hoài nghi này đã dẫn tới các cuộc thảo luận quốc tế nhằm cải cách hệ thống thuế toàn cầu. Khoảng 140 quốc gia đã nhất trí với thỏa thuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) làm trung gian về việc tạo cơ chế chia sẻ và quản lý doanh thu thuế hiệu quả hơn đối với các công ty lớn. OECD đã công bố bản thảo chương trình triển khai thỏa thuận nêu trên với mong muốn bản hoàn chỉnh sẽ được phê chuẩn vào cuối năm nay.