Xuất Khẩu Thanh Long Đi Úc

Xuất Khẩu Thanh Long Đi Úc

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua- xuất khẩu thanh long, Công ty Việt Thắng chuyên cung cấp mặt hàng như sau:

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua- xuất khẩu thanh long, Công ty Việt Thắng chuyên cung cấp mặt hàng như sau:

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ

Đăng ký hóa học qua Đt/zalo: 0978392436 hoặc email: [email protected] hoặc trực tiếp trên web

https://www.khoahocxuatnhapkhau.vn/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/n%C6%A1i-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-ngh%E1%BB%80-xu%E1%BA%A4t-nh%E1%BA%ACp-kh%E1%BA%A8u-th%E1%BB%B0c-t%E1%BA%BE-s%E1%BB%91-1-vi%E1%BB%87t-nam.1379/

Xem nội dung và lịch học https://camnangxnk-logistics.net/khai-giang-khoa-xnk-logistics-thuc-te/

https://g.page/r/CUTnYGWABM9VEB0/review

ĐƠN HÀNG THANH LONG XUẤT KHẨU ÚC

Nếu bạn chưa tìm được nguồn cung cấp thanh long uy tín và dồi dào ở đâu. Bạn có thể tham khảo và đến với hệ thống sản xuất trực tiếp của FRUIT95 để lựa chọn cho mình sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, an tâm về nguồn gốc với giá thành tốt nhất.

Mail: [email protected]/ Phone: (+84) 934 01 62 82

Mail: [email protected] / Phone: (+84) 914 57 71 50

Thanh long đã thu hoạch chờ thương lái đến thu mua (Ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên, gần đây thanh long Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng từ một số nguồn cung khác từ Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia khiến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này trở nên khó khăn.

Chính vì vậy, việc đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long của các địa phương và doanh nghiệp được xem là hướng đi đúng để đẩy mạnh tiêu thụ, giảm sức ép mùa vụ, phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm.

Giới thiệu về tiềm năng của thanh long Long An, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết, trung bình mỗi năm sản lượng thanh long của tỉnh Long An đạt khoảng 330.000 tấn. Bên cạnh thanh long truyền thống vỏ đỏ ruột trắng, Long An còn có sản phẩm chủ lực là thanh long ruột đỏ. Ngoài ra, tỉnh cũng đã phát triển nhiều giống thanh long tím hồng, thanh long vỏ màu vàng ruột trắng đẹp mắt với thành phần dinh dưỡng cao.

Đặc biệt, quả thanh long Châu Thành đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu thanh long Tầm Vu cũng được bảo hộ tại 5 quốc gia gồm: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, hiện tại Hiệp hội thanh long Long An có trên 100 thành viên là các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Long An, Tiền Giang, có năng lực kho, sơ chế có thể xuất khẩu với số lượng lớn. Cùng với đó, Long An còn có nhà máy xử lý trái cây bằng công nghệ hơi nước nóng với công suất 12.000 tấn/năm và đủ điều kiện đóng gói xuất khẩu sang một số thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.

Còn theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, diện tích trồng thanh long của tỉnh đạt 33.750 ha; trong đó, diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP đạt 11.936 ha, GlobalGAP đạt 517 ha, với sản lượng trung bình 650.000 tấn quả/năm. Hơn nữa, tỉnh có khoảng 240 cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long và 6 cơ sở chế biến thanh long tập trung vào rượu vang thanh long, thanh long sấy khô, sấy dẻo.

Đáng lưu ý, 8 tháng năm 2021, lượng thanh long cả nước xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc khoảng 700.000 tấn và phần lớn là thanh long của Bình Thuận. Ngoài thanh long tươi, hiện nay một số hộ nông dân còn thu hoạch búp thanh long bán cho các cơ sở thu mua để sấy khô tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây thanh long Việt Nam phải chịu nhiều áp lực bởi sự cạnh tranh của nhiều thị trường trong khu vực châu Á như Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia. Không những thế, Trung Quốc trước nay là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thanh long Việt Nam hiện nay cũng đã chủ động phát triển trồng và nhân rộng bằng đúng diện tích trồng thanh long của Việt Nam đang có tại các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, đây sẽ là sức ép cạnh tranh rất lớn đối với thanh long Việt Nam không chỉ trên thị trường Trung Quốc mà cả trên thị trường thế giới. Bởi, với công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, nhiều khả năng sản phẩm của Trung Quốc sẽ cho năng suất cao hơn của Việt Nam và có thể sẽ chiếm ưu thế trong xuất khẩu thanh long sang các thị trường.

Một điểm đáng lưu ý nữa là mặc dù đã khuyến cáo rất nhiều nhưng doanh nghiệp Việt vẫn thích lựa chọn xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch để giảm bớt áp lực về thủ tục. Tuy nhiên, đây là hướng đi mang tính rủi ro nhiều do việc siết mạnh chính sách về quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chính ngạch nhằm hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch, đường mòn lối mở. Từ đó, khiến nhiều mặt hàng dù đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng lại không nằm trong danh sách được nhập khẩu chính ngạch đã gặp không ít khó khăn.

Không chỉ vậy, trong bối cảnh dịch COVID-19, thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc siết chặt kiểm dịch đối với nhiều mặt hàng; trong đó, có thanh long hoặc đóng biên tại một vài cửa khẩu trong một số thời gian nhất định; các hoạt động logistics có chi phí tăng cao đột biến cũng chồng thêm những bất cập cho xuất khẩu đối với mặt hàng này.

Mặc dù chồng chất khó khăn, song ông Vũ Bá Phú vẫn lạc quan cho rằng, thanh long Việt Nam vẫn có nhiều hy vọng khi nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nước ngoài, vẫn có xu hướng tăng và nhiều tiềm năng chưa khai thác.

Thông qua hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại, giao thương trực tuyến thời gian qua cho thấy, khá nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm tới phát triển nguồn cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam.

Theo ông Vũ Bá Phú, không chỉ có thị trường Trung Quốc mà thanh long Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường khác như: Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, EU, Chile. Ngoài ra, thanh long Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đáng kể ở nhiều khu vực thị trường như: châu Á, châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, thanh long Việt Nam cũng đã được nhiều người châu Âu, Mỹ gốc Á biết tới và tiêu thụ và mới đây. Việt Nam đang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thanh long sang Australia, Ấn Độ, Pakistan…

Tuy nhiên, ông Vũ Bá Phú cũng khuyến cáo, ngoài trái thanh long tươi, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần tiếp tục đa dạng các sản phẩm thanh long như: thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép si rô, snack thanh long, rượu vang thanh long, kem thanh long, chả cá thanh long, bánh mì thanh long… Đặc biệt, sản phẩm bột thanh long hay còn gọi là bột pitahaya có hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng rất tốt cho sức khỏe, được coi là một siêu thực phẩm nhiệt đới.

Việc đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long của các địa phương và doanh nghiệp được xem là hướng đi đúng để đa dạng kênh tiêu thụ, giảm sức ép mùa vụ, phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại cũng đề nghị các địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng vì dự báo cuối năm 2021, khi dịch COVID-19 trên thế giới từng bước được kiểm soát, nhu cầu nhập khẩu gia tăng trở lại.

Theo thông tin từ Thương vụ tại các thị trường nước ngoài, người tiêu dùng các nước vẫn có nhu cầu cao đối với quả thanh long của Việt Nam. Nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm phát triển nguồn cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Thương vụ đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị, quảng cáo quả thanh long tại thị trường Australia. Đến nay, trên kệ nhiều siêu thị tại Australia đã bày bán trái thanh long và những sản phẩm chế biến từ thanh long của Việt Nam.

Sắp tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia sẽ tiếp tục tiếp thị quảng bá thanh long Việt Nam tới người tiêu dùng phương Tây tại Australia để mở rộng thị trường cho thanh long Việt. Tuy nhiên, Thương vụ cũng lưu ý các địa phương, người trồng và doanh nghiệp cần quan tâm sản xuất những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến cáo, các sản phẩm chế biến từ thanh long, như: nước thanh long đóng chai, thanh long sấy dẻo, kẹo thanh long… nên đa dạng hơn về mẫu mã, mùi vị, nâng cao chất lượng để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại Nhật Bản.

Đồng thời, các doanh nghiệp nên liên kết đồng bộ, từ khâu trồng trọt đến xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để đảm bảo để giữ được độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu và thị trường.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ, kỹ thuật sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Từ đó, đáp ứng thị hiếu riêng biệt của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Đặc biệt, thêm một tin vui cho thanh long Việt Nam khi Dự án “Nâng cao chất lượng cây ăn quả nhiệt đới Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ với các hoạt động đào tạo, hỗ trợ công nghệ và thực hành trên đồng ruộng… đã được khởi động, mở thêm cơ hội xuất khẩu bền vững trái thanh long sang thị trường khó tính EU.

Dự án này nhằm mục tiêu giúp nông dân canh tác đúng, tạo ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nhập khẩu EU; kết nối cơ hội kinh doanh giữa nhà nhập khẩu Hà Lan và nhà sản xuất các loại trái cây nhiệt đới tại Việt Nam.

Từ kinh nghiệm nhiều năm, tìm kiếm và phát triển nguồn trái cây đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam cung ứng cho các chuỗi bán lẻ tại EU và Anh, ông Jonh Dufill - CEO John Crop Development Vietnam cho hay, thị trường EU không chỉ Hà Lan mà các nước thuộc Tây Âu, Đông Âu cũng có tiềm năng xuất khẩu lớn cho trái thanh long của Việt Nam.

So với nhiều thị trường, EU đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao bởi đại đa số khách hàng yêu cầu đáp ứng GlobalGAP, CSR, yêu cầu về kiểm nghiệm, chứng thư y tế... Tuy nhiên, hàng rào tiêu chuẩn tại EU không phải để ngăn khả năng tăng xuất khẩu của thanh long cũng như nông sản Việt Nam mà mở ra cơ hội cùng phát triển, xuất khẩu bền vững khi các nhà sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đúng yêu cầu.

Uyên Hương Nguồn: baotintuc.vn

Thanh long xuất khẩu vào Úc phải được trồng theo quy trình canh tác tốt tại vùng được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số. Đồng thời, phải được xử lý bằng hơi nước nóng để diệt dịch hại và được kiểm tra ngặt nghèo về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.

Theo đó, lô thanh long đầu tiên xuất khẩu sang Úc là thanh long ruột trắng với tổng sản lượng khoảng 3 tấn được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận không bị nhiễm côn trùng trong diện kiểm soát an toàn sinh học (kiểm dịch) đi kèm lô hàng. Quá trình vận chuyển thanh long tươi từ Việt Nam đến Úc được xử lý bằng phương pháp nhiệt hơi trước khi đưa lên máy bay.

Lô hàng này đánh dấu sự tiến bộ của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh Long An nói riêng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ và hội nhập quốc tế của cây thanh long Việt Nam.

Công nhân tại nhà máy Hoàng Phát  đang đóng gói thanh long để xuất khẩu sang Úc. Ảnh:NLĐ

Tại "Lễ công bố xuất khẩu lô thanh long Việt Nam đầu tiên sang thị trường Úc”, do Công ty TNHH MTV Hoàng Phát (Long An) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Long An tổ chức chiều qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Trần Thanh Nam cho rằng, việc Công ty TNHH MTV Hoàng Phát xuất khẩu lô thanh long đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Úc là một trong những sự kiện quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

"Đây là dấu mốc ghi nhận sự nỗ lực của nông dân trong việc liên kết sản xuất phối hợp để tạo ra những sản phẩm chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào chuỗi liên kết bốn nhà", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đến dự có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Thanh Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Cảnh; Tổng Lãnh sự Úc tại Tp.HCM - bà Karen Lanyon.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết thêm, sau 9 năm đàm phán, hoàn thiện các thủ tục, trái thanh long đã lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Úc. Và quan trọng, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long tươi vào Úc.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng - phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, thanh long xuất khẩu vào Úc phải được trồng theo quy trình canh tác tốt tại vùng được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số. Đồng thời, phải được xử lý bằng hơi nước nóng để diệt dịch hại và được kiểm tra ngặt nghèo về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Ngoài nhà máy xử lý hơi nước nóng của Hoàng Phát (Long An), còn có 3 nhà máy khác ở TP HCM, Bình Dương, và Bình Thuận đáp ứng nhu cầu xử lý xuất khẩu thanh long sang Úc.

Để quảng bá thanh long Việt Nam tại Úc, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã tích cực triển khai hàng loạt các hoạt động quảng bá như xây dựng bộ ấn phẩm truyền thông bằng tiếng Anh, bao gồm phim ngắn, sách và tờ rơi để quáng bá rộng rãi cho trái thanh long của Việt Nam; tổ chức đón lô thanh long đầu tiên của Việt Nam tại chợ đầu mối hoa quả Sydney; tổ chức Ngày thanh long Việt Nam tại Melbourne...

Ngoài ra, Thương vụ sẽ phối hợp với Hiệp hội Hoa quả của Úc để triển khai dự án được tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc trong việc tăng cường trao đổi thương mại mặt hàng hoa quả giữa hai nước, trong đó có chương trình nâng cao năng lực và hỗ trợ đưa thanh long của Việt Nam vào chuỗi cung ứng của Úc.

Theo đánh giá của doanh nghiệp, trái thanh long khi xuất khẩu chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cho Việt Nam nhiều lần so với những loại trái cây khác, bởi có mùa vụ quanh năm.

Theo ông Nguyễn Hồng Hưng - phó giám đốc Công ty Yasaka, lô hàng đầu tiên gồm 4 tấn thanh long sẽ được vận chuyển tới Hàn Quốc bằng đường biển. Đây là đơn hàng mà Yasaka bán cho một nhà phân phối của Mỹ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc. Dự kiến thời gian vận chuyển đến Hàn Quốc khoảng sáu ngày.

Ông Hưng cho biết Yasaka cũng đang đàm phán với các đối tác của Hàn Quốc để mở rộng kênh phân phối trái thanh long tại thị trường này. Do là loại trái cây mới nên kế hoạch xuất khẩu năm đầu tiên của công ty sang Hàn Quốc khoảng 400-500 tấn.

Đến thời điểm hiện tại, thanh long là loại trái cây tươi đầu tiên của VN được xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Để được xuất khẩu, trái thanh long phải được xử lý ruồi đục quả bằng phương pháp hơi nước nóng. Trước đó vào cuối năm 2009, Yasaka cũng là đơn vị đầu tiên xuất khẩu thanh long vào thị trường Nhật Bản.

Nguồn: Bản quyền Chương trình và video livestream thuộc Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) – Bộ Công Thương

Ngày 24/8/2017, Úc đã chính thức cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam. Thương vụ Việt Nam tại Úc xin giới thiệu các điều kiện nhập khẩu thanh long cập nhật ngày 02/8/2021 vào Úc, cụ thể như sau:

a. Các điều kiện nhập khẩu này áp dụng cho thanh long tươi được trồng tại Việt Nam dùng cho người (thanh long: Hylocereus spp.)

b. Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Úc, cần phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệdo Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường Úc cấp. Muốn có giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp đơn xin phép nhập khẩu. Nếu xin giấy phép trên mạng, bấm “apply now” ở cuối trang này

Hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ; khi hàng đến Úc mà không có giấy phép nhập khẩu, kể cả trường hợp đơn xin giấy phép nhập khẩu hiện đang được xem xét, hàng hóa đó sẽ phải tái xuất khỏi lãnh thổ Úc hoặc yêu cầu tiêu hủy.

c.      Trước khi xuất khẩu, thanh long phải được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam kiểm dịch và cấp chứng nhận an toàn sinh học (kiểm dịch).

d.     Thanh long phải có nguồn gốc, sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình liên quan.Để chứng minh sự tuân thủ với yêu cầu này, bạn phải xuất trình những điều sau trên giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật phải ghi rõ: “The fruit in this consignment have been produced in Viet Nam in accordance with the conditions governing entry of fresh dragon fruit to Australia and in accordance with the Work Plan ‘Export of Fresh Fruits from Viet Nam to Australia’ and inspected and found free of any pests of biosecurity concern to Australia.” – (Dịch là: “trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu thanh long tươi vào Úc và phù hợp với Chương trình ‘Xuất khẩu trái câu tươi của Việt Nam vào Úc’ và đã được kiểm dịch và không có bất kỳ loại côn trùng nào trong diện kiểm soát an toàn sinh học của Úc”)

e.      Thanh long tươi từ Việt Nam phải được xử lý trước khi vận chuyển hàng bằng phương pháp nhiệt hơi (VHT) với thời gian 40 phút ở nhiệt độ 46,5oC, độ ẩm 90% trở lên tại một cơ sở xử lý được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam phê duyệt. Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ như sau:

(1) Chi tiết việc xử lý: ngày xử lý, nhiệt độ và thời gian xử lý

(2) Tên cơ sở đóng gói/xử lý và số đăng ký

(3) Số thùng trong lô hàng(4) Số container và số niêm phong (đối với lô hàng vận chuyển bằng đường biển)

–         Hướng dẫn: Các biện pháp quản lý rủi ro kiểm dịch cho trái thanh long của Việt Nam

–         Danh sách: Các cơ sở xử lý nhiệt hơi đã được cấp phép

–         Trang web: Trang chủ của Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) tại đây

e.   Mỗi chuyến hàng phải có giấy chứng nhận KDTV gốc.

f.    Đối với vận chuyển bằng đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận và ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc trên chứng từ thương mại (ví dụ trên vận đơn). Nếu được xác nhận trên vận đơn thì số chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải được ghi rõ.

g.   Hàng hoá phải không có côn trùng và bệnh dịch. Hàng hoá cũng không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm lá cây, cành cây, đất, hạt cỏ dại, mảnh vụn và các loại thực vật khác và các vật liệu có nguy cơ sinh học trừ 1cm cuống của quả thanh long.h.   Mỗi lô hàng phải được bảo đảm an toàn (như dùng chất liệu chống côn trùng) để duy trì tính toàn vẹn của kiểm dịch khi đến Úc; lựa chọn cách đóng gói an toàn tại đây

i.     Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.

j.     Các thùng carton hoặc kiện hàng đơn lẻ phải được dán nhãn với một số nhận dạng duy nhất để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc. Kiện hàng phải được buộc chắc chắn.

k.   Các thông tin sau phải được nhìn thấy rõ trên mỗi thùng carton:

(1)    Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Úc

l.   Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trùng gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm. Sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn để không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi các thị trường khác hoặc để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

m.   Container phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.

n.   Tất cả các lô hàng đều phải có sự kiểm tra của Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường.

o.  Việc đưa vào đất liền của các lô hàng phải được kiểm soát an toàn sinh học chỉ khi có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp Úc. Các lô hàng được phép vận chuyển bằng hàng không và đường biển để kiểm tra tại cảng đến.

p.   Nếu phát hiện côn trùng sống có liên quan đến an toàn sinh học, lô hàng sẽ bị xử lý (bị tái xuất hoặc bị tiêu hủy). Mọi chi phí phát sinh do nhà nhập khẩu chi trả

q.   Nếu phát hiện có các triệu chứng bệnh, lô hàng sẽ bị tạm giữ và thực hiện đánh giá rủi ro an toàn sinh học để xác định phương án xử lý (có thể được giải phóng, kiểm tra thêm, xử lý, tái xuất hoặc tiêu hủy).

Việc kiểm tra thêm có thể dẫn đến hàng hóa không được giải phóng và phát sinh thêm chi phí đáng kể, tốn nhiều thời gian cho nhà nhập khẩu. Việc kiểm tra thêm sẽ chỉ được thực hiện nếu khả thi và có sự đồng ý của nhà nhập khẩu bằng văn bản chấp nhận mọi chi phí và rủi ro liên quan.

r.    Nếu các chất gây ô nhiễm (ví dụ: hạt giống, rác, đất, lông vũ v.v.) được phát hiện và xác định là có liên quan đến an toàn sinh học, thì lô hàng sẽ phải có biện pháp khắc phục để loại bỏ hoặc xử lý các chất ô nhiễm và yêu cầu kiểm tra lại. Nếu không thể loại bỏ hoặc xử lý các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả, thì lô hàng đó phải được tái xuất hoặc tiêu hủy. Mọi chi phí phát sinh sẽ do nhà nhập khẩu chi trả.

s.    Khi các yêu cầu về an toàn sinh học đã được đáp ứng, nhà nhập khẩu có trách nhiệm tuân thủ Đạo luật Kiểm soát Thực phẩm Nhập khẩu 1992 và đảm bảo an toàn cho các lô hàng và phù hợp với tiêu chuẩn của Úc bao gồm Bộ tiêu chuẩn thực phẩm Úc New Zealand. Các lô hàng có thể được chỉ định kiểm tra và phân tích theo Chương trình Kiểm tra Thực phẩm Nhập khẩu để xác minh tính an toàn và tuân thủ. Một số thực phẩm, chẳng hạn như thịt bò và pho mát, sữa tươi, không được phép nhập khẩu nếu không có giấy chứng nhận của chính phủ nước ngoài được công nhận.

t.     Theo Quy định Áp đặt Phí An toàn Sinh học (Chung) 2016 và Chương 9, Phần 2 của Quy định An toàn Sinh học 2016 quy định các khoản phí phải trả cho Bộ Nông nghiệp Úc. Chi tiết về cách bộ áp dụng phí và lệ phí trong Hướng dẫn tính phí tại đây.

u.   Ngoài các điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu, những yếu tố không phải hàng hóa cũng phải được đánh giá bao gồm cả vấn đề vệ sinh của container, đóng gói và các điểm đến; và có thể bị kiểm tra và xử lý khi hàng đến. Tham khảo Thông quan Phi Hàng hóa tại BICON để biết thêm thông tin.

Tham khảo điều kiện nhập khẩu bằng tiếng Anh cập nhật ngày 02/8/2021 tại đây

Nguồn http://vietnamtradeoffice.net/dieu-kien-nhap-khau-thanh-long-vao-uc-2/