Tư duy và phương pháp là yếu tố quan trọng nhất khi bố mẹ lựa chọn cách dạy con học Tiếng Anh tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi mầm non.
Tư duy và phương pháp là yếu tố quan trọng nhất khi bố mẹ lựa chọn cách dạy con học Tiếng Anh tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi mầm non.
Việc học tại các trường song ngữ, quốc tế hoặc các trung tâm tiếng Anh thường rất đắt đỏ. Đặc biệt nếu gia đình đông con, riêng chi phí dành cho việc học ngoại ngữ của các con là con số không hề nhỏ.
Về mặt thời gian, bố mẹ cũng rất vất vả khi phải sắp xếp thời gian con học trên trường và ở các trung tâm, thời gian đưa đón, ăn uống giữa các buổi ….
Nếu lựa chọn cách dạy con học Tiếng Anh tại nhà, bố mẹ hiển nhiên sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức.
Theo nhà ngôn ngữ học Helen Doren: “Thời gian tốt nhất để mọi người tiếp nhận ngoại ngữ và nói chuyện như một người bản ngữ là trước 7 tuổi, đặc biệt là trước 3 tuổi”.
Theo Laura-Ann Petitto (nhà thần kinh học tại Gallaudet University – Washington), bộ não của trẻ có khả năng thích nghi cực kỳ tốt đối với ngôn ngữ. Đồng thời, nếu học tiếng Anh trước 10 tuổi, trẻ hoàn toàn có thể tách biệt với tiếng mẹ đẻ, hạn chế tình trạng loạn ngữ.
Hiện tại, trẻ em trên nhiều quốc gia cũng đã bắt đầu học nói tiếng Anh tại trường mẫu giáo, học đọc và viết lúc 10 tuổi. Điển hình tại Philippines, các bé được học song song tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, sử dụng thông thạo trong giao tiếp hằng ngày.
Vì vậy, ba mẹ nên dạy bé học tiếng Anh càng sớm càng tốt, cho bé làm quen với ngoại ngữ trước 7 tuổi. Điều này sẽ giúp bé sử dụng thành thạo, giao tiếp tiếng Anh lưu loát khi lớn lên, dần dần hình thành “ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai”.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng, sở thích của từng bé. Các bậc phụ huynh nên kết hợp giữa vui chơi và học tập, thiết kế phương pháp dạy bài bản để hỗ trợ con “chinh phục” tiếng Anh.
(Số liệu tham khảo từ vnexpress)
Tiếng Anh “homeschooling” không có nghĩa giới hạn việc thực hành tại nhà. Bạn hoàn toàn có thể tương tác cùng con mọi lúc mọi nơi.
Tại quán cà phê, cửa hàng, đi siêu thị… mỗi địa điểm lại là một “lớp học” tuyệt vời để thực hành ngôn ngữ với bé.
Nếu gia đình có điều kiện, hãy dẫn con đi du lịch nước ngoài cùng bố mẹ. Con sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh một cách rất “đời thường”. Từ đó, bé cảm thấy yêu thích ngoại ngữ hơn.
Mới đây, BMyC còn tổ chức câu lạc bộ English Speaking Club để giúp các học viên giao tiếp, gắn kết hơn trong môi trường học tập online.
Bạn hãy liên hệ ngay với BMyC để đăng ký tham gia cho con.
Kể từ khi con chào đời, bố mẹ chính là người thầy đầu tiên dạy bé về mọi thứ xung quanh, đặc biệt là ngôn ngữ mẹ đẻ. Lý do là bởi phần lớn thời gian của trẻ khi còn nhỏ đều bên cạnh bố mẹ. Do đó, bé dễ dàng học được cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Tiếng Anh cũng không nằm ngoại lệ. Nếu con được bố mẹ cho tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm và đều đặn, khả năng tiếng Anh của con nhất định sẽ được phát triển nhanh chóng.
Từ 0 – 4 tuổi, trẻ đã có thể làm quen với tiếng Anh. Tuy nhiên, khác với người lớn, thay vì học tập theo lịch trình bài bản, các bé cần được đa dạng hóa phương pháp học tập. Ba mẹ hãy tạo môi trường thoải mái, tự nhiên nhất để con tập làm quen với tiếng Anh. Cụ thể:
Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể cho bé làm quen với nhiều từ vựng và đoạn hội thoại hơn. Điều này sẽ giúp con tích lũy được vốn từ cơ bản và ứng dụng tốt hơn trong giao tiếp thực tế. Song song với đó, phụ huynh có thể kết hợp để con xem những video, hoạt hình bằng tiếng Anh, vừa giải trí vừa học tập.
Khi đến tuổi đi học, ba mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với ngữ pháp căn bản, các cấu trúc thường dùng trong giao tiếp. Tuy nhiên, hãy dạy con theo phương pháp “bán vui chơi”. Lúc này, việc học tập cần trở nên nghiêm túc, không còn là “một trò chơi” để bé làm quen với tiếng Anh nữa, tuy nhiên vẫn phải giữ sự hứng thú trong cách dạy.
Bố mẹ hoặc thầy cô có thể dạy bé thông qua những đoạn video, bài thuyết trình vui nhộn, nhiều màu sắc. Đồng thời, kết hợp với tài liệu học tập căn bản, các cuốn sách tiếng Anh tô màu, giúp bé vừa học vừa chơi. Điều này sẽ khiến quá trình tiếp thu kiến thức của con hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bố mẹ đã có thể xây dựng những bài kiểm tra để đảm bảo con học đúng, nhớ lâu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên kiểm tra dựa trên các trò chơi, đảm bảo tâm lý thoải mái nhất cho bé.
Đặc biệt, bạn không nên để bé áp lực về vấn đề điểm số, hãy xem đây như một thử thách nhỏ. Nếu bé không đạt, ba mẹ hãy kiên nhẫn và tìm phương pháp mới để dạy cho con.
Không chỉ với tiếng Anh, trong bất cứ hoạt động, nhiệm vụ nào của bé cũng cần được khen thưởng, khuyến khích nếu như làm tốt, làm giỏi. Như vậy sẽ giúp bé có nhiều động lực, hăng hái hơn trong việc học và chinh phục những thử thách mới.
Trẻ em có thể học tiếng Anh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn từ 4 tuổi trở lên. Lúc này não bộ của các bé đã phát triển hoàn chỉnh, cho phép các con tiếp thu những kiến thức mới một cách hiệu quả nhất. Không những thế, dạy cho bé học tiếng Anh giao tiếp từ bé giúp con rèn luyện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, đồng thời phát triển kỹ năng tư duy ở trẻ.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Khi mới bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ, bố mẹ nên lựa chọn cho con cách học phù hợp như thông qua hình ảnh, câu chuyện, âm nhạc hoặc có thể luyện nói tiếng Anh chuẩn xác cho con bằng phương pháp học tiếng Anh bằng phiên âm IPA.
Để trẻ tự tin giao tiếp tiếng Anh cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ, ba mẹ cần đồng hành, nhắc nhở và luyện tập thường xuyên với con.
Cụ thể, hãy dành ra một khoảng 15 phút mỗi ngày để vui chơi, trò chuyện với con bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, về lâu dài, bố mẹ có thể tăng thời gian học mỗi ngày để bé tập trung và nâng cao khả năng ngoại ngữ.
Bố mẹ hãy chủ động trao đổi về những chủ đề, câu chuyện thường ngày để bé hình thành thói quen cũng như cách phản xạ trong tiếng Anh. Ngoài ra, việc lặp lại những hoạt động này còn giúp bé giao tiếp lưu loát hơn, tự tin hơn.
Ngữ pháp là phần quan trọng, giúp bé giao tiếp và viết tiếng Anh chuẩn xác. Vì vậy, ngay từ khi còn bé, ba mẹ hãy để con làm quen với các cấu trúc cơ bản, ví dụ như cách trả lời câu hỏi yes/no question. Điều này sẽ giúp con vận dụng đúng vào các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
Để trẻ nhớ ngữ pháp dễ dàng hơn, các bậc phụ huynh có thể cho con thực hành với những bài tập cơ bản hoặc hội thoại sử dụng mẫu câu vừa học.
Trẻ em có niềm yêu thích và hứng thú với các trò chơi, hoạt động giải trí hơn là ngồi học một thứ gì đó mang tính lý thuyết. Do đó, các bậc phụ huynh cần tạo ra “sân chơi” tiếng Anh bổ ích cho trẻ.
Cụ thể, học tiếng Anh qua trò chơi, truyện tranh hay bài hát sẽ giúp con hứng thú và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đồng thời, trẻ sẽ cảm thấy tự nhiên, thoải mái và không bị gò bó hay khuôn phép. Nhờ vậy, trẻ sẽ hình thành một niềm “say mê” với tiếng Anh và nâng cao trình độ ngoại ngữ hiệu quả.