Quản Lý Thực Tập Sinh Tiếng Nhật Là Gì

Quản Lý Thực Tập Sinh Tiếng Nhật Là Gì

Chúng ta cùng học về một số từ có ý nghĩa tương tự nhau trong tiếng Anh như trainee, apprentice, novice nha!

Chúng ta cùng học về một số từ có ý nghĩa tương tự nhau trong tiếng Anh như trainee, apprentice, novice nha!

Sự xuất hiện của nghề quản lý thực tập sinh tại Nhật

Khi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày một phát triển và thu hút một lượng lớn những người lao động sang Nhật làm việc thì cũng là lúc nghề quản lý thực tập sinh xuất hiện. Các thực tập sinh khi mới sang Nhật sẽ khó có thể hòa nhập được với môi trường tại đây cũng như không tránh được các vấn đề tiêu cực hay những vấn đề trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, những người quản lý sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn và định hướng cho thực tập sinh có được hướng đi đúng đắn, có được quá trình làm việc tốt nhất.

Đối với những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì những người quản lý thực tập sinh có thể xem như một người thầy, người thân hoặc người bạn đồng hành trong suốt hành trình làm việc tại Nhật Bản. Ngoài việc hướng dẫn thì công việc này còn có ý nghĩa rất lớn đối với những người lao động. Những người quản lý là cầu dẫn tiếp nối giữa thực tập sinh cùng với công ty cũng như bảo vệ các quyền lợi cho người lao động khi làm việc.

Thị trường lao động tại Nhật thường xuyên khan hiếm và các doanh nghiệp, công ty tại Nhật Bản khi muốn tuyển dụng lao động từ nước ngoài thì sẽ gửi yêu cầu của họ lên các nghiệp đoàn và những người quản lý này sẽ thực hiện công việc tuyển dụng người lao động để đáp ứng nhu cầu cho các công ty, xí nghiệp với số lượng theo yêu cầu.

Như vậy, những người quản lý này sẽ như trung gian làm việc giữa các công ty và người lao động, gắn kết họ với nhau. Khi quản lý tuyển dụng được lao động thì họ sẽ đón thực tập sinh và thực hiện các thủ tục, hỗ trợ thực tập sinh làm việc tại đây cũng như chỉ dẫn các công việc tại công ty.

Những người lao động nước ngoài sẽ không được quản lý trực tiếp bởi các công ty mà sẽ thông qua các nghiệp đoàn. Trong những nghiệp đoàn này sẽ phân bổ người quản lý cho nhóm thực tập sinh nhằm giúp người lao động hòa nhập tốt với cuộc sống tại đây hay hỗ trợ, giúp đỡ những công việc khó khăn trong đời sống lẫn môi trường làm việc hay quản lý nhằm tránh tình trạng thực tập sinh bỏ trốn.

Cử người sang trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động

Hầu hết các công ty, xí nghiệp Nhật Bản muốn tuyển dụng đều sẽ thông qua nghiệp đoàn. Nên khi những người Nhật sang Việt Nam tuyển lao động đều sẽ có những người quản lý của nghiệp đoàn đi cùng để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như giám sát hoạt động tuyển dụng. Công việc của các quản lý sẽ là cầu nối để các thực tập sinh và nghiệp đoàn kết nối với nhau để đưa người của doanh nghiệp sang tổ chức thi tuyển lao động và đưa ứng viên sang Nhật làm việc.

Hồ sơ xin visa quản lý thực tập sinh tại Nhật như thế nào? Dễ không?

Hồ sơ xin visa ngành nghề quản lý thực tập sinh không quá khó khăn và khắt khe. Đối với ngành nghề này, mọi người cũng cần chuẩn bị hồ sơ tương tự như những người đi xuất khẩu lao động và đáp ứng những yêu cầu về nghề nghiệp, trình độ, sức khỏe. Các loại giấy tờ và hồ sơ với đơn xin việc, tư cách lưu trú sẽ được các nghiệp đoàn tại Nhật Bản hỗ trợ.

Ngành nghề quản lý thực tập sinh là một công việc khá vất vả với nhiều việc khác nhau. Thế nhưng đổi lại mọi người sẽ có được mức thu nhập cao và ổn định, dễ xin visa cũng như mang đến nhiều lợi ích khi làm công việc này. Trên đây là những thông tin về nghề quản lý thực tập sinh mà nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu để nắm rõ hơn và có quyết định đúng đắn.

Những năm gần đây, mọi người xung quanh bạn đi Nhật rất nhiều. Họ đều bảo họ là thực tập sinh. Bạn cũng muốn đi Nhật nhưng chưa thực sự hiểu rõ thực tập sinh là gì??? Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm nhé..

Chương trình thực tập sinh ở Nhật sẽ có 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: năm đầu tiên hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1.

Chương trình TTS số 1 sẽ kéo dài 1 năm và không thể lâu hơn. Sau khi sang Nhật từ 6-8 tháng TTS sẽ có kì thi kiểm tra tay nghề để xác nhận xem có được tiếp tục ở lại hay không. Công việc phải làm khi các bạn thuộc chương trình thực tập sinh số 1 thường đơn giản và không yêu cầu quá cao. Chương trình thực tập sinh số 1 chủ yếu chú trọng để cho thực tập sinh làm quen với công ty và học việc.

• Giai đoạn 2: năm thứ 2 và năm thứ 3 hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2.

Sau khi vượt qua kì thi kiểm tra tay nghề năm đầu tiên, bạn sẽ tiếp tục chương trình TTS số 2. Công việc mà thực tập sinh chuyển qua chương trình thực tập sinh số 2 khó và chuyên sâu hơn so với chương trình thực tập sinh số 1. Chuyển sang chương trình này, các bạn sẽ được học những kỹ năng mới để nâng cao tay nghề. Sau khi kết thúc chương trình thực tập sinh số 2, thực tập sinh phải thi lấy chứng chỉ chứng nhận tay nghề để có thể đủ điều kiện chuyển sang chương trình thực tập sinh số 3.

• Giai đoạn 3: năm thứ 4 và năm thứ 5 hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3.

1. TTS tham gia chương trình thực tập sinh số 3 sẽ được trở thành nhân viên chính thức trong công ty chứ không phải là thực tập sinh nữa. Thời gian tham gia chương trình thực tập sinh số 3 tối đa là 2 năm và không được gia hạn thêm. TTS tham gia chương trình thực tập sinh số 3 sẽ được hưởng mức lương tương đương với mức lương của người Nhật Bản làm việc trong công ty.

2. Mức lương của mỗi giai đoạn là khác nhau, và cũng tùy thuộc vào từng vùng các bạn làm, tuy nhiên mức lương của TTS Nhật bản dang ở mức từ 30-40 triệu VND- một con số rất cao và đáng mơ ước ngoài ra Nhật Bản còn tăng lương cơ bản vùng định kì vào tháng 10 hằng năm.

Nếu bạn còn thắc mắc nào về chương trình thực tập sinh hay về chương trình XKLD Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với SD Group nhé !

Thực tập sinh Nhật Bản là gì? Khi mới bắt đầu tham gia tìm hiểu việc xuất khẩu lao động Nhật Bản, chúng ta sẽ gặp ngay những thuật ngữ như “Thực tập sinh”,”thực tập kỹ năng”,…Vậy Thực tập sinh là gì? Nó có liên quan gì tới xuất khẩu lao động Nhật Bản không? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

Thực tập sinh (実習生-jisshuusei)hay gọi đầy đủ là thực tập sinh kỹ năng (技能実習生- ginou jisshuusei) là tên gọi chung của người nước ngoài khi họ tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.

Nhật Bản đóng vai trò là quốc gia phát triển chuyển giao kiến thức, công nghệ, kỹ thuật … cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Mục đích của chương trình này là hợp tác trong việc “phát triển nhân lực” chịu trách nhiệm phát triển kinh tế đất nước.

Thực tập kỹ năng số 1: Khi nhập cảnh vào Nhật Bản, thực tập sinh sẽ tham gia quá trình đào tạo khoảng 1 tháng tại Nghiệp đoàn. Kết thúc khóa đào tạo, TTS sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn thực tập và làm việc tại xí nghiệp tiếp nhận với tư cách “Thực tập sinh kỹ năng số 1”

Thực tập kỹ năng số 2: Kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 1, TTS sẽ phải thi để chuyển giai đoạn và tiếp tục thực tập, làm việc tại xí nghiệp tiếp nhận với tư cách “Thực tập sinh kỹ năng số 2”

Tổng thời gian của 2 giai đoạn này là 3 năm. Và phần lớn các ngành nghề đều áp dụng thực tập kỹ năng số 2. Một số ngành chỉ dừng lại ở giai đoạn thực tập kỹ năng số 1.

Đây là lý do vì sao khi các bạn TTS khi thi tuyển đầu vào thường nghe các cán bộ tư vấn “đơn 3 năm” hay “đơn 1 năm”.

Thực tập kỹ năng số 3: Giai đoạn này chỉ áp dụng được 1 số ngành đặc thù và tùy theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận. Các bạn TTS sau khi kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 2 sẽ phải thi chuyển giai đoạn để trở thành thực tập sinh kỹ năng số 3.

Tuy nhiên, phần lớn các ngành nghề sau khi kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 2 (3 năm) sẽ về nước.